Bên cạnh các phương pháp thẩm định truyền thống mà CBTĐ đã áp dụng như phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích độ nhạy. CBTĐ cần ứng dụng thêm nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Theo tác giả cần sử dụng thêm các phương pháp sau:
>Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Đối với công tác thẩm định các dự án thủy điện cần có ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực thủy điện để đưa ra các đánh giá về sự phù hợp của các giải pháp kỹ thuật xây dựng cơng trình, giải pháp lựa chọn công nghệ thiết bị, dự báo về sản lượng điện mà dự án có thể sản xuất được trên cơ sở số liệu quan trắc khí tượng thủy văn, các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và KT-XH . Từ những ý kiến trên, CBTĐ có thể sử dụng để đưa vào báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định,
>Phương pháp phân tích tích tình huống
Sử dụng phương pháp này để đánh giá mức độ bền vững của hiệu quả dự án. Để sử dụng phương pháp này cần xây dựng 2 kịch bản cho dự án là tình huống xấu nhất và tình huống tốt nhất mà dự án có thể gặp phải, kết hợp với tình huống cơ sở và dự tính xác suất xảy ra các tình huống trên. Lập bảng phân bố xác suất xảy ra các kịch bản trên để tính tốn các chỉ tiêu cần xem xét nhu NPV và IRR. Sau khi tính tốn các chỉ tiêu tìm ra hệ số biến thiên của chỉ tiêu phân tích và so sánh hệ số biến thiên trung bình của dự án để xem xét mức độ rủi ro của dự án. Hệ số biến thiên càng lớn thì mức độ rủi ro của dự án càng lớn.
Hệ số biến thiên: CVNPV = δ, '
MNPV