Thứ nhất, xây dựng một nội dung mẫu về thẩm định riêng cho dự án
đầu tư thủy điện.
Để xây dựng được quy trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phải đi sâu tìm hiểu những đặc trưng nổi bật, những yếu tố then chốt của dự án ngành thủy điện, từ đó xây dựng quy trình thẩm định riêng cho ngành thủy điện. Mặt khác cần phải tìm hiều những biến cố rủi ro có thể xảy ra đối với dự án thủy điện, từ đó đưa những biến cố đó vào trong việc phân tích rủi ro và phân tích độ nhạy của dự án trong quá trình thẩm định.
Thứ hai, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình
một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Để làm được điều này, trước hết Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phải hoàn thiện mơ hình tổ chức và nhân sự, hoàn thiện phương pháp xếp
để từ đó giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng.
Thứ ba, Ngân hàng có thể xem xét việc tách biệt trách nhiệm của bộ
phận tín dụng và quản trị rủi ro theo hướng như sau:
+ Bộ phận tín dụng: Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định → trình Lãnh đạo Phịng, Ban → trình Phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng → trình Hội đồng tín dụng xem xét, quyết định cho vay.
+ Bộ phận Quản trị rủi ro: Cán bộ quản trị rủi ro thực hiện thẩm định → trình Lãnh đạo Phịng, Ban → trình Phó Tổng giám đốc phụ trách quản trị rủi ro → trình Hội đồng tín dụng xem xét, quyết định cho vay.
Tuy nhiên, việc đưa ra một quy trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện đồng thời phân tách rõ ràng trách nhiệm của bộ phận tín dụng và quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khơng thể chỉ Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể quyết định được mà cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia và xin phép Chính Phủ trình duyệt thì mới có thể áp dụng được vào thực tế.