Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu 0564 hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 122)

Chính phủ cần cho thực hiện cơ chế chỉ định thầu đối với các dự án thủy điện sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thay vì thực hiện đấu thầu như quy định hiện nay. Bởi lẽ, các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện để đảm bảo tiến độ vượt lũ thường vừa xây dựng vừa tiến hành thiết kế bản vẽ thi cơng, do đó nếu tiến hành đấu thầu bắt buộc phải hoàn

chỉnh toàn bộ thủ tục hồ sơ theo quy định làm chậm tiến độ thi cơng, thơng thường ít nhất là 1 năm.

Bộ Công Thương cần phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan phải thường xuyên kiểm tra, rà soát về quy hoạch và đầu tư các dự án thủy điện để điều chỉnh hợp lý Quy hoạch thủy điện và Quy hoạch phát triển điện lực của các tỉnh. Đảm bảo quản lý tốt việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, đầu tư, xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ; phối hợp với UBND các tỉnh xem xét các vấn đề liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của Nhà đầu tư để có ý kiến trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thủy điện.

Bộ Tài ngun và Mơi trường cần chủ trì phối hợp với các Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thơn và Bộ Cơng Thương chỉ đạo lập Quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sơng, trong đó quy định cụ thể việc phối hợp chỉ đạo, thực hiện Quy trình nhằm đảm bảo an tồn và phát huy hiệu ích tổng hợp của hệ thống hồ chứa (cấp nước, phát điện, cắt giảm lũ...); nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể về nội dung Báo cáo đánh giá tác động mơi trường các dự án thủy điện, trong đó có yêu cầu cụ thể về lưu lượng tối thiểu và quy định về trồng rừng khi đầu tư xây dựng các dự án thủy điện; tăng cường bố trí các trạm quan trắc khí tượng - thủy văn trên các lưu vực sông; chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường tại các dự án thủy điện.

UBND cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an tồn đập; tăng cường kiểm sốt về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ thực hiện dự án của các đơn vị có liên quan (chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công); phối hợp chặt chẽ với Bộ

Công Thương trong việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện theo quy định; chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với EVN nghiên cứu và đề xuất phương án đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện phục vụ đấu nối các dự án thủy điện; tiếp tục kiểm tra, rà soát và thực hiện các thủ tục để loại bỏ hoặc yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh hợp lý các dự án thủy điện thuộc các Quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện có hiệu quả và bảo vệ môi trường tự nhiên - xã hội;

EVN phải có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện đáp ứng yêu cầu đấu nối các dự án thủy điện (đặc biệt là các dự án thủy điện đang thi cơng xây dựng); có giải pháp đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ thi công các dự án thủy điện, đặc biệt đối với các dự án chuẩn bị hoàn thành và phát điện; tạo điều kiện thuận lợi trong việc ký Hợp đồng mua bán điện của các dự án thủy điện với các chủ đầu tư;

Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ cho công tác thẩm định các dự án thủy điện của các Ngân hàng khác bằng cách nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin ứng dụng (CIC). Với nguồn thông tin đáng tin cậy từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp các ngân hàng thẩm định các dự án một cách hiệu quả và bảo toàn được nguồn vốn của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0564 hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w