Theo cách phân loại mô bệnh học của UTDD của Hiệp hội nghiên cứu ung th- dạ dày Nhật Bản, tỷ lệ UTBM tuyến dạng ống nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%, đứng thứ hai là UTBM tuyến kém biệt hóa, UTBM tế bào nhẫn chiếm 15,8%, UTBM tuyến chế nhày 13,5%, UTBM tuyến nhú và UTBM gai hiếm gặp với tỷ lệ t-ơng ứng là 2,3% và 0,6% [23]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 67,7% số tr-ờng hợp là UTBM tuyến ống nhỏ, UTBM tế bào nhẫn gặp 18,5%, UTBM không biệt hóa 4,6%, UTBM tuyến chế nhày là 7,7% còn UTBM tuyến nhú rất hiếm gặp (1,5%). Lê Đình Roanh và cộng sự nghiên cứu 437 tr-ờng hợp UTDD cho thấy UTBM tuyến ống nhỏ là 56,42%; UTBM tế bào nhẫn 17,58%; UTBM không biệt hóa 13,92%; UTBM tuyến chế nhày là 5,7%; UTBM thể nhú 4,56% [40]. Nh- vậy, tỷ lệ gặp UTBM tuyến ống nhỏ và UTBM tế bào nhẫn trong nghiên cứu về UTDD phần ba d-ới của chúng tôi cũng cho kết quả gần t-ơng tự với các tác giả trong và ngoài n-ớc [8], [23], [36], [40], [46]. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp UTBM không biệt hóa trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Theo cách phân loại của Hiệp hội ung th- dạ dày Nhật Bản thì ung th- không biệt hóa rất hiếm gặp và dễ nhầm lẫn với loại kém biệt hóa, loại tế bào nhỏ hay u lympho [23].
Khi phân độ biệt hóa của tế bào trong UTBM tuyến ống nhỏ, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ ung th- biệt hóa vừa và kém biệt hóa chiếm tỷ lệ gần t-ơng đ-ơng nhau (43,2% và 40,9%), ung th- biệt hóa cao chỉ chiếm 15,9%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Đặng Vĩnh Dũng cho rằng trong UTDD phần ba d-ới có tỷ lệ tế bào kém biệt hóa cao nhất 45%, tế bào biệt hóa vừa 39% và
biệt hóa rõ chỉ chiếm 16% [13]. Tuy nhiên, tỷ lệ tế bào biệt hóa cao trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Minh Quang (42%) và Bùi
ánh Tuyết (44,7%) [40], [46]. Có lẽ chúng ta cần nghiên cứu trên một cỡ mẫu lớn hơn để có thể đ-a ra kết luận có ý nghĩa.