Sự bình an có thể được lưu lại trong tâm hồn của mỗi người tìm đến thánh thư và mở ra những lời hứa bảo

Một phần của tài liệu 2013-11-00-liahona-vie (Trang 28 - 30)

người tìm đến thánh thư và mở ra những lời hứa bảo vệ và cứu chuộc.

Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc.

Với nhiều năm chuẩn bị, chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để xuất bản thánh thư trong mọi ngôn ngữ với phần cước chú và tham khảo chéo. Chúng tôi tìm cách làm cho thánh thư có sẵn cho tất cả những ai muốn học hỏi. Thánh thư dạy cho chúng ta biết nên đi đâu và phải làm gì. Thánh thư mang đến hy vọng và sự hiểu biết.

Cách đây nhiều năm, Anh Cả S. Dilworth Young thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy cho tôi một bài học về việc đọc thánh thư. Một giáo khu đang vất vả với tình trạng căng thẳng và khó khăn giữa các tín hữu, và cần phải được khuyên bảo.

Tôi hỏi Chủ Tịch Young: “Tôi nên nói gì đây?”

Ông chỉ đáp: “Hãy bảo họ đọc thánh thư.”

Tôi hỏi: “Thánh thư nào?”

Ông nói: “Thật sự thì cũng không quan trọng đâu. Bảo họ mở ra Sách Mặc Môn, chẳng hạn, và bắt đầu đọc. Ngay sau đó, cảm giác bình an và soi dẫn sẽ đến, và một giải pháp sẽ tự nó đến.”

Hãy làm cho việc đọc thánh thư thành một phần của thói quen thường xuyên của các anh chị em, và các phước lành sẽ theo sau. Trong thánh thư có một tiếng nói cảnh báo, nhưng đó cũng là sức mạnh lớn lao.

Nếu thoạt tiên lời lẽ của kinh thánh dường như là xa lạ đối với các anh chị em, thì cứ tiếp tục đọc. Chẳng bao lâu các anh chị em sẽ dần dần nhận ra vẻ đẹp và quyền năng được tìm thấy trên các trang đó.

Phao Lô nói: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.” 5

Các anh chị em có thể tự mình trắc nghiệm lời hứa này.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm; tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy hy vọng và bình an cho bản thân và gia đình mình. Những người sống trong đau khổ, tuyệt vọng về khả năng con cái có thể được giải cứu khỏi nơi thế gian đã mang chúng đến không, thì đừng bao giờ bỏ cuộc. “Đừng sợ, chỉ tin

mà thôi.” 6 Sự ngay chính mạnh hơn sự tà ác.

Các trẻ em được giảng dạy để hiểu thánh thư khi chúng còn rất nhỏ sẽ nhận được một chứng ngôn về con đường chúng phải đi và có lẽ sẽ ở lại trên con đường đó. Những người đi lạc khỏi con đường đều sẽ có khả năng quay trở lại và, với sự giúp đỡ, có thể tìm thấy con đường trở lại.

Các con trai của Mô Si A đã chống phá Giáo Hội trong một thời gian nhưng về sau hối cải và đã có được một sự thay đổi mạnh mẽ. Chúng ta đọc trong An Ma: “Những con trai này của Mô Si A . . . đã trở nên mạnh mẽ trong sự hiểu biết lẽ thật, vì họ là những người có một sự hiểu biết vững chắc và rất chuyên tâm tìm tòi thánh thư để có thể hiểu thấu được lời của Thượng Đế.” 7

Chủ Tịch Joseph F. Smith được năm tuổi khi cha ông là Hyrum, đã bị giết chết trong Ngục Thất Carthage. Sau đó, ông đã vượt qua vùng đồng bằng với người mẹ góa của mình.

Lúc 15 tuổi, ông được gọi đi phục vụ truyền giáo ở Hawaii. Ông cảm thấy lạc lõng và đơn độc một mình và nói: “Tôi rất lo lắng . . . Tôi cảm thấy như mình

rất thấp kém trong tình trạng nghèo nàn, thiếu thông minh và kiến thức, tôi chỉ là một đứa bé, nên hầu như tôi không dám nhìn vào mặt [ai cả].”

Một đêm nọ, trong khi suy ngẫm về cảnh ngộ khó khăn của mình, thiếu niên Joseph nằm mơ thấy mình đang ở trên một cuộc hành trình, cố gắng chạy nhanh hết tốc lực. Ông mang theo một bó nhỏ. Cuối cùng, ông đến một lâu đài tráng lệ chính là điểm đến của ông. Khi đến gần, ông thấy một tấm bảng ghi: “Tắm.” Ông nhanh chóng đi vào và tắm rửa. Ông mở gói nhỏ của mình ra và thấy quần áo màu trắng sạch sẽ. Ông nói: “Đã lâu lắm rồi tôi không thấy quần áo như vậy.” Ông mặc quần áo vào và chạy vội đến cánh cửa của lâu đài.

Ông nói: “Tôi gõ cửa, và cánh cửa mở ra, và người đứng đó là Tiên Tri Joseph Smith. Ông nhìn tôi có hơi trách móc, và những lời đầu tiên ông nói [là]: ‘Joseph, cháu tới trễ đó.’ Tuy nhiên, tôi đã nói một cách tự tin:

“‘Vâng, nhưng cháu sạch sẽ—Cháu sạch sẽ!’” 8

Và điều đó cũng có thể như vậy đối với mỗi người chúng ta.

đường đức tin và tích cực sinh hoạt trong Giáo Hội, thì hãy ở trên con đường đó và tuân giữ các giao ước của mình. Hãy tiếp tục tiến bước cho đến lúc mà các phước lành của Chúa sẽ đến với các anh chị em và Đức Thánh Linh sẽ được biểu hiện với tính cách là một lực lượng ảnh hưởng trong cuộc sống của các anh chị em.

Nếu các anh chị em hiện đang ở trên một con đường ngược chiều với con đường được mô tả trong thánh thư, thì hãy để tôi bảo đảm với các anh chị em là vẫn có cách để trở lại.

Chúa Giê Su Ky Tô đã quy định một phương pháp rất rõ ràng để chúng ta hối cải và tìm kiếm sự chữa lành trong cuộc sống của mình. Việc sửa chữa cho hầu hết các sai lầm có thể được tìm thấy bằng cách tìm kiếm sự tha thứ qua lời cầu nguyện cá nhân. Tuy nhiên, có những căn bệnh thuộc linh nhất định, nhất là những căn bệnh liên quan đến việc vi phạm luật đạo đức, mà hoàn toàn đòi hỏi phải được một bác sĩ có đủ điều kiện thuộc linh hỗ trợ và điều trị.

Cách đây nhiều năm, có một phụ nữ trẻ và người cha già của chị ấy đến văn phòng của tôi. Chị ấy đã đưa cha mình đi vài trăm dặm để tìm ra cách điều trị tội lỗi mà người cha cảm thấy. Khi còn trẻ, người cha đã phạm vào một lỗi lầm nghiêm

trọng, và khi trở về già, trí nhớ của ông đã trở lại với ông. Ông không thể cất bỏ cảm giác tội lỗi. Ông không thể trở lại và tự mình xóa bỏ vấn đề của thời tuổi trẻ của mình, nhưng ông có thể bắt đầu, nơi ông hiện đang sống và, với sự giúp đỡ, có thể xóa bỏ cảm giác tội lỗi mà đã đeo đẳng theo ông trong suốt những năm tháng đó.

Tôi rất biết ơn rằng bằng cách giảng dạy cho ông các nguyên tắc từ Sách Mặc Môn, giống như có một sức nặng rất lớn đã được nâng lên khỏi vai của ông. Khi ông và con gái ông lái xe nhiều dặm để về nhà, người đàn ông luống tuổi đó đã bỏ lại đằng sau tội lỗi của quá khứ rồi.

Nếu các anh chị em “biết thức tỉnh và ý thức được tình trạng khủng khiếp của mình” 9 và muốn trở về với sức khỏe thuộc linh trọn vẹn, thì hãy đi gặp vị giám trợ của mình. Ông nắm giữ các chìa khóa và có thể giúp các anh chị em trên con đường hối cải.

Sự ăn năn là riêng cá nhân, và sự tha thứ cũng thế. Chúa chỉ đòi hỏi rằng một người phải từ bỏ tội lỗi của mình, và “[Ngài] sẽ tha sự gian ác chúng nó, và . . . chẳng nhớ tội chúng nó nữa.” 10

Khi tiến trình hối cải đã hoàn tất, các anh chị em sẽ dần dần hiểu được ý nghĩa của lời hứa của Ê Sai về Sự

Chuộc Tội: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên.” 11

Cũng như phấn có thể được xóa khỏi một tấm bảng đen, với sự hối cải chân thành, những ảnh hưởng của sự phạm giới của chúng ta có thể bị xóa qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Lời hứa đó áp dụng trong mọi tình huống.

Phúc âm giảng dạy chúng ta phải được hạnh phúc, có đức tin thay vì sợ hãi, tìm kiếm hy vọng và khắc phục thất vọng, rời khỏi bóng tối và quay về phía ánh sáng của phúc âm trường cửu.

Phao Lô và những người khác đã cảnh báo về những thử thách của thời kỳ chúng ta và những ngày chưa đến. Nhưng sự bình an có thể được lưu lại trong tâm hồn của mỗi người tìm đến thánh thư và mở ra những lời hứa bảo vệ và cứu chuộc mà đã được giảng dạy trong thánh thư. Chúng tôi mời tất cả mọi người hãy quay về với Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô, với lời dạy của Ngài như được tìm thấy trong Kinh Cựu Ước, Tân Ước, Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá.

Tôi làm chứng về thánh thư là chìa khóa cho sự bảo vệ thuộc linh của chúng ta. Tôi cũng làm chứng về quyền năng chữa lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, “rằng nhờ Ngài mà tất cả đều có thể được cứu rỗi” 12 là những người sẽ được cứu. Giáo Hội của Chúa đã được thành lập trên thế gian một lần nữa. Tôi làm chứng về lẽ trung thực của phúc âm. Tôi là một nhân chứng của Ngài. Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men. ◼

GHI CHÚ

Một phần của tài liệu 2013-11-00-liahona-vie (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)