Người đàn ông đáp: “Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống ao trong khi nước động; lúc tôi đi đến, thì kẻ khác đã xuống ao trước tôi rồi” (Giăng 5:6–7).
Chúa Giê Su đưa ra một câu trả lời sâu sắc và bất ngờ đối với thử thách dường như không thể nào vượt qua được của người đàn ông đó:
“Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi.
“Tức thì người ấy được lành, vác giường mình và đi” (Giăng 5:8–9).
Trong một tấm gương yêu thương khác, Lu Ca cho chúng ta biết rằng trong khi đi đến Giê Ru Sa Lem, Đấng Cứu Rỗi đã gặp 10 người phung. Vì bệnh tật của mình, nên họ “đứng đằng xa” (Lu Ca 17:12). Họ là những người bị xã hội ruồng bỏ—bẩn thỉu và không ai muốn cả.
Họ kêu lên: “Lạy Giê Su, lạy Thầy,
Bài của Anh Cả Timothy J. Dyches
Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Trong thời gian tiệc tùng vui vẻ tại Giê Ru Sa Lem, Đấng Cứu Rỗi rời khỏi đám đông để tìm kiếm những người đang gặp nhiều hoạn nạn. Ngài tìm thấy họ ở Bê Tết Đa, cái ao với năm vòm cửa, gần cửa Chiên, rất nổi tiếng và thu hút những người đau khổ.
Sách Phúc Âm của Giăng cho chúng ta biết rằng gần cái ao “những kẻ đau ốm, mù quáng, tàn tật, bại xuội nằm ở đó rất đông,
“Vì một thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao, làm cho nước động; lúc nước đã động rồi, ai xuống ao trước hết, bất kỳ mắc bịnh gì, cũng được lành” (Giăng 5:3–4).
Lần đến thăm của Đấng Cứu Rỗi được mô tả trong một bức tranh thật
đẹp của Carl Bloch có tựa đề là Đấng
Ky Tô Chữa Lành Người Bệnh tại Bê Tết Đa. Bloch vẽ Chúa Giê Su đang nhẹ
nhàng nâng lên một tấm bạt che tạm thời cho thấy một “người bệnh” (Giăng 5:7), là người đang nằm gần cái ao, chờ
đợi. Ở đây, từ người bệnh ám chỉ một
người bất lực và nhấn mạnh đến lòng thương xót và ân điển của Đấng Cứu Rỗi, là Đấng đã lặng lẽ đến phục sự những người không thể tự giúp mình.
Ngươi Có Muốn Lành Chăng? Lành Chăng?