V. Cố Gắng Để Đạt Được Các Thuộc Tính
12. Xin xem Dallin H Oaks, “Ước Muốn,”
của bà đã không cho phép bà nói không, thì bà còn có một lý do hay hơn nữa—bà đã đi suốt từ Scotland và trải qua những cơn hoạn nạn và thử thách vì Phúc Âm, và không hề có ý định để mất bất cứ đứa con nào bà đã khó nhọc để có, trong khả năng của con người.” 2 Gia đình giàu có đó cố gắng lý luận với bà, và chính Isabelle cũng đã khóc và năn nỉ bà để được phép đi, nhưng Agnes vẫn cương quyết. Như các anh chị em có thể tưởng tượng, Isabelle 16 tuổi, đã cảm thấy như cuộc sống của mình đã bị phá hủy.
Isabelle Hoggan là bà cố của tôi, và tôi biết ơn nhất về chứng ngôn và lòng tin chắc mãnh liệt trong lòng của mẹ bà, khi bà không cho phép mình đánh đổi vai trò tín hữu của con gái mình trong Giáo Hội cho lời hứa của thế gian. Ngày nay, hàng trăm con cháu của bà đang vui hưởng các phước lành của vai trò tín hữu trong Giáo Hội, họ là những người thừa hưởng đức tin sâu xa và sự cải đạo theo phúc âm của Agnes.
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta đang sống trong thời kỳ khó khăn, và quyết định các em được kêu gọi để chọn hàng ngày, hoặc thậm chí hàng giờ, đều có kết quả vĩnh cửu. Những quyết định các em chọn trong cuộc sống hàng ngày đều định đoạt điều sẽ xảy ra cho các em về sau. Nếu các em chưa có một chứng ngôn và niềm tin vững chắc rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là vương quốc của Thượng Đế trên thế gian, thì giờ đây là lúc để làm bất cứ điều gì cần làm để đạt được lòng tin chắc đó. Việc trì hoãn nỗ lực cần thiết để đạt được lòng tin chắc đó có thể là nguy hiểm đối với linh hồn của các em.
Sự cải đạo thực sự còn nhiều hơn là chỉ hiểu biết về các nguyên tắc phúc âm, và có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ có một chứng ngôn về các nguyên tắc đó. Một người có thể có một chứng ngôn về phúc âm nhưng lại không sống theo. Việc được cải đạo thực sự có nghĩa là chúng ta đang hành động theo điều mình tin và cho phép điều đó tạo ra “một sự thay đổi lớn lao trong chúng [ta], hay trong lòng chúng [ta].” 3 Trong quyển và làm việc khó nhọc để lo cho chúng
có cái ăn cái mặc. Đứa con gái 12 tuổi của bà là Isabelle, may mắn tìm được việc làm, là tớ gái cho một gia đình giàu có, ngoại đạo.
Isabelle sống trong ngôi nhà rộng lớn của họ và giúp trông nom con cái nhỏ của họ. Mỗi tuần, mẹ em được trả cho một số tiền để đổi lại việc làm của em. Chẳng bao lâu, Isabelle được coi như người trong nhà và bắt đầu vui hưởng nhiều đặc ân như những người khác trong gia đình, chẳng hạn như đi học khiêu vũ, mặc quần áo đẹp, và đi xem hát ở rạp hát. Lối sống này tiếp tục trong bốn năm, cho đến khi gia đình mà Isabelle giúp việc phải chuyển đi tiểu bang khác. Họ trở nên rất thích Isabelle nên họ đến nói chuyện với mẹ của em là Agnes, và xin phép được nhận em làm con nuôi một cách hợp pháp. Họ hứa sẽ cho em học hành đến nơi đến chốn, chắc chắn rằng em sẽ kết hôn đàng hoàng, và sắp xếp để em được thừa kế tài sản của họ cùng với con cái của họ. Họ cũng sẽ tiếp tục trả tiền cho Agnes.
Người mẹ góa này có một quyết định khó khăn để chọn, nhưng bà đã không hề do dự. Hãy nghe những lời của người cháu gái của [bà] viết nhiều năm về sau: “Nếu tình yêu thương
Bài của Bonnie L. Oscarson
Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ
Thưa các anh chị em, thật là một kinh nghiệm khiêm nhường được đứng tại bục giảng này nơi có rất nhiều anh hùng của đời tôi đã từng đứng ở đây. Tôi muốn chia sẻ với các anh chị em một số cảm nghĩ của lòng tôi và đặc biệt là nhắm vào giới trẻ.
Một trong những anh hùng vĩ đại của Kinh Cựu Ước là vị tiên tri—chiến sĩ Giô Suê. Ông đã đưa ra lời mời gọi này cho các con cái của Y Sơ Ra Ên, là những người ông đã dẫn dắt: “Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự; . . . nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê Hô Va.” 1 Lời tuyên bố của Giô Suê cho thấy sự cải đạo thực sự theo phúc âm. Đối với Giô Suê và tất cả chúng ta, sự cải đạo theo các nguyên tắc phúc âm đến qua việc sống theo các nguyên tắc phúc âm một cách ngay chính và trung thành với các giao ước của mình với Chúa.
Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện về sự cải đạo từ lịch sử của gia đình tôi về một người anh hùng khác. Tên của bà là Agnes Hoggan. Vợ chồng bà gia nhập Giáo Hội ở Scotland vào năm 1861. Vì bị ngược đãi khủng khiếp ở quê hương của mình, nên họ di cư đến Mỹ với con cái của họ. Vài năm sau đó, Agnes trở thành góa phụ với tám đứa con và phải nuôi dưỡng