Mỗi người chúng ta phải phát triển và thực hiện kế hoạch làm việc riêng của mình với lòng nhiệt tình để phục vụ

Một phần của tài liệu 2013-11-00-liahona-vie (Trang 35 - 37)

làm việc riêng của mình với lòng nhiệt tình để phục vụ bên cạnh những người truyền giáo toàn thời gian.

Chúa đã định nếu không có chúng ta! Như Chủ Tịch Henry B. Eyring đã nói: “Dù tuổi tác của chúng ta là bao nhiêu, có khả năng như thế nào, sự kêu gọi trong Giáo Hội là gì hoặc đang sống ở đâu, thì chúng ta đều được kêu gọi để cùng đoàn kết làm việc nhằm giúp Ngài thu hoạch được nhiều người” (“Chúng Ta Hiệp Một,”

Liahona, tháng Năm năm 2013, 62).

Tôi xin chia sẻ với các anh chị em kế hoạch của trận đấu mà tôi cảm thấy có ấn tượng để áp dụng sau khi cầu nguyện, đọc chương 13 của sách

Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, và suy

ngẫm những kinh nghiệm đã qua. Tôi xin mời các anh chị em hãy cân nhắc ba điểm sau đây khi các anh chị em suy nghĩ về kế hoạch của riêng mình.

Trước hết, đặc biệt mỗi ngày hãy cầu nguyện để mang một người nào đó đến gần Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài hơn. Các anh chị em có thể làm điều này bằng cách xem mọi người là con trai và con gái của Thượng Đế cùng nhau giúp đỡ trên cuộc hành trình trở về nhà. Hãy suy nghĩ về những người chúng ta sẽ kết bạn.

Thứ hai, mỗi ngày hãy cầu nguyện cho những người truyền giáo đang phục vụ trong khu vực của các anh chị em và những người tầm đạo của họ bằng tên cụ thể. Cách duy nhất để làm điều này là chào hỏi những người

truyền giáo, nhìn vào thẻ tên của họ, gọi họ bằng tên, và hỏi họ đang giảng dạy cho ai. Mới gần đây, Anh Cả Russel M. Nelson đã nói rất đúng: “Nếu các anh chị em không biết tên và biết mặt của một người, thì Chúa không thể giúp các anh chị em biết tấm lòng của họ được.”

Tôi đã tham dự một lễ báp têm của một phụ nữ tuyệt vời đã chia sẻ chứng ngôn của chị. Tôi sẽ mãi mãi nhớ tới câu nói của chị ấy: “Tôi chưa bao giờ có rất nhiều người cầu nguyện cho tôi như vậy và tôi cảm thấy được yêu thương rất nhiều! Tôi biết công việc này là chân chính chứ!”

Thứ ba, hãy mời một người bạn đến một sinh hoạt trong nhà của các anh chị em hoặc một nơi nào khác. Dù các anh chị em đi đến đâu hoặc làm bất cứ điều gì, hãy suy nghĩ xem người nào sẽ vui hưởng dịp đó và rồi lắng nghe Thánh Linh trong khi Ngài hướng dẫn các anh chị em.

Đấng Cứu Rỗi đã dạy cho tôi một bài học giản dị trong việc học tập phúc âm của riêng tôi, và tôi tin rằng đã áp dụng thật tuyệt vời cho việc “đẩy mạnh” này. Khi cảm xúc của tôi trào dâng về một điều gì đó, thì điều đó thể hiện trong bài viết của tôi và thường kết thúc bằng một dấu chấm than mà theo định nghĩa truyền đạt một “cảm nghĩ mạnh mẽ [hoặc] là dấu chỉ có ý nghĩa quan

trọng” (Merriam-Webster’s Collegiate

Dictionary, xuất bản lần thứ 11 [2003],

“chấm than”).

Tôi bắt đầu tò mò trước các câu thánh thư về “sự quy tụ,” kết thúc với dấu chấm câu này, đã trở nên hiển nhiên đối với tôi, như lời kêu gọi chân thành của An Ma: “Ôi, ước gì tôi là một thiên sứ và có được sự ước muốn của lòng tôi, để tôi có thể đi khắp nơi và nói lên bằng tiếng kèn của Thượng Đế, bằng một giọng nói làm rung chuyển địa cầu, và rao truyền sự hối cải cho mọi người!” (An Ma 29:1).

Trong khi nghiên cứu, tôi đã thấy có 65 đoạn bày tỏ cảm giác mạnh mẽ của người truyền giáo, gồm có những đoạn này:

“Và sự vui mừng của Ngài lớn lao biết bao đối với người biết hối cải! . . .

“Và nếu các ngươi phải lao nhọc suốt đời để rao truyền sự hối cải cho dân này, và chỉ đem được một người về cho ta thôi, thì sự vui mừng của các ngươi cùng với kẻ đó trong vương quốc của Cha ta sẽ lớn lao biết bao!!

“Và giờ đây, nếu sự vui mừng của các ngươi sẽ lớn lao với một người mà các ngươi đem về cho ta vào trong vương quốc của Cha ta, thì sự vui mừng của các ngươi còn lớn lao hơn biết bao nếu các ngươi đem về cho ta nhiều người!” (GLGƯ 18:13, 15–16).

Việc tôi được chỉ cho thấy những câu thánh thư độc đáo này đóng một vai trò quan trọng trong chỉ định đầu tiên của tôi với tư cách là một Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng. Khi được chỉ định cùng đi với một Vị Sứ Đồ là Anh Cả Quentin L. Cook tại một đại hội giáo khu, tôi có hơi lo lắng. Khi bước vào văn phòng của chủ tịch giáo khu cho buổi họp đầu tiên vào cuối tuần đó, tôi nhìn thấy một đôi giày nhuộm màu đồng, trông rất tả tơi đặt trên cái giá sách phía sau bàn làm việc của ông có kèm một câu thánh thư kết thúc với dấu chấm than. Khi đọc câu thánh thư đó, tôi cảm thấy Chúa có quan tâm đến tôi, đã đáp ứng lời cầu nguyện của tôi và Ngài biết chính xác điều tôi cần để trấn an nỗi lòng đầy lo lắng của tôi. Tôi yêu cầu vị chủ tịch giáo khu kể cho tôi nghe câu chuyện về đôi giày đó.

“Giờ đây con có thể cho rằng đó là điều điên rồ của cha; nhưng này, cha nói cho con hay rằng, chính do những

Một phần của tài liệu 2013-11-00-liahona-vie (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)