V. Cố Gắng Để Đạt Được Các Thuộc Tính
9. Công Vụ Các Sứ Đồ 10:34–35 10 Ma Thi Ơ 25:35, 38, 40.
được từ thánh thư, sách Thuyết Giảng
Phúc Âm của Ta, và các vị lãnh đạo
phái bộ truyền giáo của mình. Anh trở thành một giảng viên phúc âm vững mạnh—dạy bằng tiếng Anh—và một người lãnh đạo xuất sắc. Sau khi công việc truyền giáo của anh và một thời gian ở Nepal, anh đã trở về Ấn Độ để tiếp tục đi học. Kể từ tháng Giêng, anh đã phục vụ với tư cách là một chủ tịch chi nhánh tại New Delhi. Bởi vì anh đã thực sự tăng trưởng khi còn là người truyền giáo, nên anh tiếp tục đóng góp vào sự tăng trưởng thực sự của Giáo Hội ở Ấn Độ.
Làm thế nào mà một thanh niên chưa từng bao giờ thấy một người truyền giáo lại trở thành một người truyền giáo với sức mạnh thuộc linh như vậy? Làm thế nào các anh em sẽ nhận được quyền năng thuộc linh với tư cách là một người truyền giáo để được mời vào nhà, gửi thư điện tử, và tìm đến những người trong khu vực phái bộ truyền giáo nơi các anh em sẽ phục vụ? Như thường lệ, những câu trả lời được tìm thấy trong thánh thư và những lời nói của các vị tiên tri cùng các sứ đồ tại thế.
Khi phúc âm được thuyết giảng lần đầu tiên ở Anh vào tháng Bảy năm 1837, Chúa đã mặc khải: “Bất cứ người nào mà các ngươi phái đi trong danh ta, bởi tiếng nói của các anh em ngươi là Mười Hai người, đã được đề cử hợp thức và được ủy quyền bởi các ngươi, sẽ có quyền năng mở cửa vương quốc của ta tại bất cứ quốc gia nào mà các ngươi phái họ đi.” 4
Dù các anh em được gửi đi đến bất cứ nơi nào, được chỉ định đến bất cứ phái bộ truyền giáo nào, thì hãy biết rằng một thành viên của Nhóm Túc Số Mười Hai đã đưa ra đúng chỉ định đó và các anh em được vị tiên tri của Chúa kêu gọi. Các anh em được kêu gọi bằng “lời tiên tri và bằng phép đặt tay.” 5
Sau đó, Chúa đã đưa ra các điều kiện cho lời hứa này được làm tròn. Ngài phán: “Nếu [có nghĩa là lời hứa
sẽ được làm tròn nếu] họ [có nghĩa
là những người truyền giáo được gửi đi] biết [1] hạ mình trước mặt ta, và [2] biết tuân theo những lời của ta, và [3] biết nghe theo tiếng nói của Thánh Linh của ta.” 6
giáo, thay vì mang theo những cái quần tây, áo sơ mi trắng, và cà vạt, thì anh mang theo hành trang mà theo như lời anh, là “năm cái quần “jean” xanh, một cặp áo thun, và rất nhiều thuốc gel chải tóc.” 2
Ngay cả sau khi nhận được quần áo thích hợp, anh vẫn nói rằng anh cảm thấy không thích hợp mỗi ngày trong mấy tuần đầu tiên. Anh mô tả về thời gian phục vụ truyền giáo đó của mình: “Không những tiếng Anh rất khó học, mà công việc cũng rất khó khăn nữa. . . . Ngoài tất cả những điều đó, tôi còn thấy đói, mệt mỏi, và nhớ nhà. . . . Mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng tôi đã quyết tâm. Tôi cảm thấy yếu đuối và không thích hợp. Tôi thường cầu nguyện vào những lúc đó để xin Cha Thiên Thượng giúp đỡ tôi. Chắc chắn là mỗi khi cầu nguyện, tôi đều cảm thấy được an ủi.” 3
Mặc dù đối với Anh Cả Pokhrel, công việc truyền giáo rất mới mẻ và khó khăn, nhưng anh đã phục vụ với đức tin lớn lao và lòng trung tín, tìm hiểu và tuân theo điều anh đã học
Bài của Anh Cả Randy D. Funk
Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Vào tháng Tư vừa qua, vào lúc được tán trợ với tư cách là một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, tôi đang phục vụ với tư cách là chủ tịch phái bộ truyền giáo ở Ấn Độ. Tôi đã trực tiếp chứng kiến điều vị chủ tịch phái bộ truyền giáo tiền nhiệm đã nói với tôi: “Những người truyền giáo của Giáo Hội này thật là tuyệt vời.” 1
Chị Funk và tôi đã phục vụ với nhiều người truyền giáo, nổi bật là Anh Cả Pokhrel từ Nepal. Sau khi là tín hữu của Giáo Hội chỉ được hai năm, anh được kêu gọi phục vụ trong Phái Bộ Truyền Giáo India Bangalore, là một phái bộ truyền giáo nói tiếng Anh. Anh thường nói là anh đã không chuẩn bị kỹ. Điều đó cũng dễ hiểu. Anh chưa bao giờ thấy một người truyền giáo nào cho đến khi anh trở thành người truyền giáo, vì không có những người truyền giáo trẻ tuổi nào phục vụ ở Nepal cả. Anh không đọc được tiếng Anh đủ để hiểu những chỉ dẫn kèm theo với thư kêu gọi đi truyền giáo của mình. Khi anh trình diện tại trung tâm huấn luyện truyền