Việc tuân giữ các giao ước là điều thiết yếu cho hạnh phúc

Một phần của tài liệu 2013-11-00-liahona-vie (Trang 115 - 116)

V. Cố Gắng Để Đạt Được Các Thuộc Tính

2. Việc tuân giữ các giao ước là điều thiết yếu cho hạnh phúc

là điều thiết yếu cho hạnh phúc thật sự.

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy: “Các giao ước thiêng liêng phải được chúng ta tôn trọng, và việc trung thành với các giao ước là một điều kiện để có được hạnh phúc.” 14

Trong 2 Nê Phi có ghi giản dị như sau: “Và chuyện rằng, chúng tôi được sống trong hạnh phúc.” 15 Trong cùng một chương này trước đó, chúng ta học biết rằng Nê Phi và dân của ông mới vừa xây cất một đền thờ. Chắc chắn họ là những người vui vẻ tuân giữ giao ước! Và chúng ta đọc trong An Ma: “Nhưng này, kể từ thời Nê Phi đến lúc này, chưa lúc nào có thời gian vui sướng trong dân Nê Phi bằng dưới thời Mô Rô Ni.” 16 Tại sao? Một lần nữa chúng ta học biết trong một câu trước đó rằng họ “trung thành tuân giữ các lệnh truyền của Chúa.” 17 Những người tuân giữ giao ước là những người tuân giữ giáo lệnh!

Tôi yêu thích câu thánh thư này: “Và giờ đây khi dân chúng nghe những lời này [có nghĩa là những lời mô tả giao ước báp têm], họ liền vỗ tay vui mừng mà reo lên rằng: Đó chính là điều mong muốn trong lòng chúng tôi.” 18 Tôi yêu thích ước muốn của lòng họ. Họ vui vẻ mong muốn lập và tuân giữ các giao ước của mình!

Một ngày Chủ Nhật nọ, một em gái nhỏ đã vui vẻ kêu lên: “Em bắt đầu nhận được Tiệc Thánh hôm nay!” Lần cuối cùng chúng ta vui mừng trước đặc ân đó là vào lúc nào? Và chúng ta đã cho thấy điều đó bằng cách nào?

Chúng ta làm điều này bằng cách luôn

luôn tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi

và luôn luôn tuân giữ các giáo lệnh

của Ngài, trong đó gồm có việc tuân giữ ngày Sa Bát được thánh. Chúng

ta làm điều đó bằng cách luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài khi chúng ta luôn

luôn cầu nguyện riêng, và chung với

gia đình, học thánh thư hàng ngày, có những buổi họp tối gia đình hàng tuần. Và khi chúng ta xao lãng hoặc coi thường những điều quan trọng này, thì chúng ta hối cải và bắt đầu lại.

Việc lập và vui vẻ tuân giữ các giao ước của chúng ta mang đến giá trị và ý nghĩa cho các giáo lễ cứu rỗi và thiêng liêng mà chúng ta cần phải nhận được để có “tất cả những gì Cha . . . có.” 19 Các giáo lễ và các giao ước là “các sự kiện thuộc linh quan trọng” như Chủ Tịch Henry B. Eyring

đã nói đến khi ông dạy: “Các Thánh

Hữu Ngày Sau là một dân giao ước. Từ ngày chịu phép báp têm cho đến những sự kiện thuộc linh quan trọng của cuộc sống mình, chúng ta lập lời hứa với Thượng Đế và Ngài lập lời

hứa với chúng ta. Ngài luôn luôn giữ

lời hứa của Ngài được đưa ra qua các tôi tớ có thẩm quyền của Ngài, nhưng đó là thử thách quan trọng trong cuộc

sống của chúng ta để xem chúng ta

có chịu lập và tuân giữ các giao ước của mình với Ngài không.” 20

Một phần của tài liệu 2013-11-00-liahona-vie (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)