Băng ghế công viên

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 16 (Trang 126 - 131)

nhưng phạm vi thì chẳng cố định nơi nào.” ~ Empedocles

Tơi vẫn biết mình phải chấp nhận vòng quay của tự nhiên trước cái chết bất ngờ của người ơng mà mình hết mực yêu quý, nhưng sao ý nghĩ mất ông vĩnh viễn đối với tôi lại quá khó khăn đến vậy. Suốt cả cuộc đời mình, ơng dường như thách thức những quy ước của quá trình lão hóa. Ở tuổi chín mươi, ông là một người tráng kiện, nhiệt thành, ngay thẳng, thông minh, là người bạn tâm tình, người thầy thơng thái, và quan trọng hơn cả, người bạn thân thiết nhất đối với tôi.

Thế rồi, chưa đầy năm phút sau cuộc nói chuyện qua điện thoại với tôi, ông bất ngờ ra đi vì chứng xuất huyết não, để lại một chỗ trống không sao lấp đầy trong trái tim, linh hồn và tinh thần tôi.

Tôi là đứa cháu gái đầu tiên của ông, nhưng ông không hề làm hư hỏng tôi bởi sự bao bọc, chiều chuộng. Dù vậy, tôi luôn cảm thấy một mối liên hệ đặc biệt với ơng. Cách nói chuyện hùng hồn và dáng đi chắc nịch của ông luôn thu hút sự chú ý ở bất kỳ nơi nào ông xuất hiện. Dù chúng tôi ở trong nhà hàng, trong hàng chờ tại siêu thị, hay trong phòng khám bác sĩ, thì mọi người đều

bị hút về phía ơng, nên tơi thật sự thích thú khi được ở bên cạnh ơng lúc đó. Ơng sống theo tiêu chí chấp nhận những gì mình khơng thể thay đổi, và cố gắng cải thiện những gì mình có thể một cách anh dũng. Ngay cả khi cịn bé, tơi đã luôn ngưỡng mộ và xem ông như một tấm gương sống tuyệt vời nhất trên đời.

Suốt vài tuần liền sau cái chết của ông, tôi sống trong mơ màng. Tôi loạng choạng lê bước qua mỗi ngày mới một cách lặng lẽ, lòng đầy tiếc thương, để rồi lại tra tấn bản thân với bao suy nghĩ tưởng nhớ về ông suốt đêm dài. Tôi không thể chấp nhận rằng ông đã ra đi, ông sẽ không bao giờ còn bước vào căn phòng này, trả lời điện thoại hay cùng ngồi vào bàn ăn với tôi lần nữa.

Để cơ thể thoát khỏi nỗi thống khổ về tinh thần, tôi bắt đầu đi bộ. Trong nhiều tháng liền, mục tiêu duy nhất của tôi là làm sao khiến bản thân mình mệt nhoài vào ban ngày, để giấc ngủ buổi đêm có cơ hội đến dễ dàng hơn.

Chẳng mấy chốc, việc đi bộ trở thành thói quen với tôi. Mỗi ngày, tôi tản bộ vài dặm đến một công viên trong khu phố, rồi ngồi nghỉ ngơi một chút trên băng ghế gỗ nhìn ra một ao vịt. Đối diện nơi tôi ngồi, cũng trên băng ghế gỗ y hệt, luôn là một người đàn ông lớn tuổi cũng ngồi yên lặng như tôi vậy. Chưa bao giờ chúng tơi trị chuyện với nhau, nhưng tôi cảm thấy cả tôi và ơng đều đang cố tìm kiếm sự bình an trong thinh lặng.

Nhiều tháng nữa trôi qua, và cuối cùng những cuộc dạo bộ đã bắt đầu xoa dịu được trái tim tôi. Tôi cảm thấy một sự thay đổi diễn ra. Ông lão nơi băng ghế công viên

hút tẩu, và mùi thuốc lá gợi nhớ tôi về những ngày xưa cũ, khi ông tôi cũng thường hút tẩu như vậy. Mùi hương ấy đưa tôi trở về quãng thời gian hạnh phúc ngày xưa. Khi đó, tơi cịn là một đứa trẻ đọc truyện tranh trên những số báo cuối tuần với ông, chơi xếp hình với các khối gỗ, và say sưa kể những câu chuyện không đầu không cuối trong khi miệng nhóp nhép trái cây đóng hộp.

Suốt những tháng tiếp theo, bao nhiêu hình ảnh kỷ niệm khác ùa vào ngập tràn tâm trí tơi. Những buổi lễ tốt nghiệp, những kỳ nghỉ, rồi những bữa tiệc sinh nhật, những đợt nghỉ hè từ lâu lại có dịp được sống lại nơi băng ghế cơng viên đó. Đến lúc này, cả tôi lẫn ông lão cũng chưa một lần nói chuyện cùng nhau, nhưng tôi biết quá trình liền sẹo vết thương lịng của mình có liên quan đến hình ảnh của ông nơi chiếc ghế đối diện.

Một ngày, tôi tỉnh giấc và nhận ra khối đá nặng trĩu trong tim mình đã trở nên nhẹ bỗng. Tôi chợt nhớ lại giấc mơ mình vừa trải qua. Trong giấc mơ ấy có sự hiện diện của ông tôi. Ơng trơng hơi khác lạ, như thể ông cảm thấy phiền lịng về tơi, một chút bối rối nào đó. Tơi khơng thể hiểu hết cái nhìn ấy, nhưng tơi biết tôi đã từng trông thấy nó một lần trước đây.

Cũng trong ngày hơm đó, khi đang ngồi nơi băng ghế ở công viên, tôi lại suy nghĩ về giấc mơ của mình. Và tại đó, vây quanh là mùi hương thuốc lá từ ống tẩu của người bạn đồng hành lớn tuổi, tôi nhớ lại câu chuyện ấy.

Ba mươi lăm năm trước, ơng bà tơi có chuyến đi đến Ireland. Tôi không muốn ông bỏ tôi ở nhà, nên đã phản

ứng rất dữ dội, cứ khóc lóc và than thở rằng tôi sẽ rất nhớ ông. Ơng tơi đã rất thất vọng về lối hành xử ấy của tôi, và ơng cũng đã có cái nhìn như trong giấc mơ của tôi tối qua. – Tại sao cháu lại xử sự như vậy? – Ơng hỏi tơi trước cuộc hành trình. – Ơng chỉ đi xa một thời gian ngắn thơi. Ơng sẽ gặp lại cháu sớm thôi mà. Cháu ngưng khóc lóc như vậy đi.

Nhớ lại về những biểu hiện của mình suốt một năm vừa qua, tôi dường như nghe thấy lời quở trách của ông năm xưa. Nhưng lần này, thông điệp của ơng có hơi khác một chút. Ông dường như muốn nói: “Hãy để ơng đi. Cuối cùng thì ơng cũng đã về nhà mình, và ông thật sự hạnh phúc vì điều đó. Nhưng ơng vẫn cịn cảm thấy bất an vì cháu. Đây chưa phải là thời điểm của cháu. Khi nào cháu sẵn sàng về nhà, thì ơng sẽ ở đây để đón chờ. Ơng ln chờ cháu mà!”.

Câu chuyện này như một tiếng sét khiến tơi giật nảy mình vì ngỡ ngàng. Tơi ngồi trên băng ghế một lúc thật lâu nữa. Cuối cùng, khi hồng hơn buông xuống, tôi gài nút áo khoác lại và ra về. Lúc đó, tơi mới nhận ra ông lão ngồi ghế đối diện đã đi từ lúc nào mất rồi.

Từ hơm đó trở đi, dù vẫn tiếp tục thương nhớ ơng mình một cách sâu sắc, nhưng trái tim tôi đã khơng cịn nặng trĩu như trước. Tơi thậm chí cịn có thể mỉm cười khi nhớ lại cách nói chuyện hoa văn, tư thế hiên ngang và các câu nói dí dỏm của ơng. Mỗi ngày, tôi vẫn tiếp tục rảo bộ đến công viên như thường lệ, nhưng chưa bao giờ tôi gặp lại ông lão vẫn thường ngồi đối diện mình nữa.

Một ngày nọ, tôi hỏi những người bảo vệ cơng viên xem họ có thấy ông không.

Ba người bảo vệ nhìn nhau, rồi nhìn tơi bối rối. Cuối cùng, một người bảo tôi:

– Chúng tôi không rõ ý cơ là gì. Cả ba chúng tôi đều trông thấy cô ngồi trên băng ghế quen thuộc ấy mỗi ngày trong gần cả năm vừa qua. Nhưng lúc nào cô cũng đi một mình mà. Chúng tơi có bao giờ thấy ơng lão nào ngồi ở ghế đối diện cô đâu chứ?

~ Barbara Davey

Rose

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 16 (Trang 126 - 131)