Kỷ vật thiêng liêng

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 16 (Trang 133 - 137)

bằng lời. Khơng có gia đình, tơi chỉ là một linh hồn lang thang cô độc trên cõi đời này.” ~ Khuyết danh

Năm tôi mười sáu tuổi, cha mẹ mua tặng tơi một chiếc vịng tay cực kỳ xinh xắn tại cửa hàng trang sức nổi tiếng ở Syracuse, New York. Tôi thật sự chống ngợp vì điều này. Chiếc vòng tay ấy bằng vàng mười bốn kara, mỗi hoa văn trang trí lại mang một ý nghĩa đặc biệt dành riêng cho tôi mà thơi: hình một cơ gái trong đội cổ vũ, một chiếc giày nhỏ có gắn viên kim cương bé xíu, một vịng trịn chạm trỗ biểu trưng cho tháng Tám – tháng sinh nhật tôi. Tơi thích chiếc vịng tay này kinh khủng, và chỉ đeo nó vào những dịp thật sự đặc biệt mà thôi.

Chiếc vòng tay càng trở nên quý báu đối với tôi sau khi mẹ qua đời. Dù tơi may mắn có được người cha tuyệt vời nhất trên đời, nhưng cái chết của mẹ đối với tôi vẫn là nỗi mất mát lớn không sao bù đắp nổi. Dù vậy, chiếc vòng tay khiến tôi cảm thấy như được tiếp tục liên kết với bà.

Sau khi tốt nghiệp y tá, tôi được nhận vào làm tại khoa chỉnh hình của một bệnh viện địa phương. Khi làm việc, các y tá như tôi chỉ được đeo rất ít đồ trang sức, nên thứ

duy nhất tơi mang là chiếc vịng tay cha mẹ tặng. Kể từ khi mẹ qua đời, tôi chưa bao giờ tháo nó ra. Chiếc vịng tay này là một phần của mẹ, nên tôi cảm thấy trống rỗng và buồn bã nếu khơng có nó ơm lấy cổ tay tôi mỗi ngày. Không bệnh nhân nào của tôi khi trơng thấy lại có thể khơng trầm trồ khen ngợi thiết kế sắc sảo của nó cả, và tơi thật sự cảm thấy tự hào vì điều đó.

Bệnh viện nơi tôi làm việc nằm trên khu vực đồi khá cao, và bãi đậu xe cho y tá lại nằm xa tít dưới chân đồi. Một sáng tháng Một tuyết phủ kín, như thường lệ, tơi đậu xe của mình vào bãi rồi bắt đầu cuộc hành trình leo dốc lên nơi làm việc. Trong cái rét mướt mùa đông, tôi bọc kín người trong lớp áo chồng dày cộm như người Eskimo. Gió và tuyết khiến cuộc đi bộ hằng ngày trở nên thật sự khó khăn, và lúc vào được sảnh bệnh viện, tôi gần như đông cứng cả người lại vì lạnh. Tơi phải tiếp tục đeo găng một lúc cho ấm rồi mới dám cởi ra.

Sau khi làm báo cáo sáng, tôi bắt đầu kiểm kê thuốc rồi chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày làm việc như thường lệ. Thế rồi tôi phát hiện ra chiếc vịng tay của mình đã biến mất.

Hoảng hốt, tôi chạy ngay vào phòng giữ đồ và lục lọi tìm kiếm. Tơi lật trái cả nón, găng tay ra tìm, và giũ như phát cuồng tấm khăn choàng cổ với hy vọng nó bị rơi ra và mắc kẹt ở đâu đây. Nhưng tất cả đều vô vọng. Tôi ngồi vật ra, thẫn thờ, cảm thấy như mình khơng cịn chút sức lực nào vậy.

Tơi cảm thấy mình đã đánh mất ký ức đẹp nhất về mẹ.

Thật khó tập trung làm việc được vào sáng hôm ấy, nhưng rồi tơi cũng có thể trụ được đến giờ nghỉ lúc mười giờ rưỡi. Tơi nhanh chóng mặc lại bộ trang phục đi tuyết của mình, rồi trở xuống bãi đậu xe bên dưới, hy vọng chiếc vòng tay chỉ bị rơi ở đâu đó ngay cạnh xe mình.

Khi đến bãi đậu xe khổng lồ ấy, tôi càng thất vọng hơn. Toàn bộ bãi xe đã được cào tuyết sạch sẽ. Từng đống tuyết cao ngất được gom lại phía hàng rào.

Vậy là chiếc vòng tay của tôi đã không thể nào được tìm thấy nữa rồi. Tơi quay ngược lại bệnh viện, khóc như một đứa trẻ.

Sơ Anne trông thấy khuôn mặt đỏ lựng đầy nước mắt của tôi nên đã cố gắng an ủi. Khi tôi thuật lại cho bà nghe về câu chuyện của mình, bà hứa sẽ cầu nguyện giúp. Bà đề nghị tôi hãy cầu nguyện Thánh Anthony, thánh bảo trợ tất cả những gì bị lạc mất. Ngay lập tức, tôi làm theo lời bà.

Đến tháng Tư, tôi đành chấp nhận sự thật rằng tôi đã vĩnh viễn mất chiếc vòng tay quý báu của mình. Cửa hàng trang sức nơi cha mẹ tơi mua nó đã khơng cịn, và cũng chẳng cửa hàng nào trong vùng có mẫu vịng tay đặc biệt như vậy. Vào lúc này, Thánh Anthony đã trở thành tên vị Thánh tôi cầu nguyện mỗi ngày. Một ngày, tôi xin ông không biết bao nhiêu lần tìm thấy chiếc vòng tay đã trở nên vô vọng của mình. Nhưng có lẽ, ơng quá bận rộn với những việc quan trọng hơn.

Buổi sáng thứ Ba nọ, một y tá đến tìm tơi trong phịng bệnh nhân.

– Có chú Mike lao công muốn gặp em đấy!

Lúc đó, tơi q bận nên đành nhờ cô bảo với chú ấy rằng tôi sẽ liên lạc lại sau. Và trưa hơm đó, tơi tranh thủ giờ ăn trưa để gặp chú.

Chú kể với tôi rằng mùa đông năm nay là một trong những mùa nhiều tuyết nhất mà chú từng thấy, đến giờ này mà vẫn còn những đống tuyết chưa kịp tan hết. Tôi lắng nghe, nhưng trong lòng tự hỏi không biết tại sao chú lại tìm tơi để kể những điều ấy.

– Hôm qua, khi đang xúc tuyết như thường lệ, tôi trông thấy vật gì đó lấp lánh. Khơng hiểu sao tôi lại nhặt nó lên và bỏ vào túi. Rồi tình cờ, tơi có cho sơ Anne xem qua, và sơ ấy bảo tôi nên đến gặp cô.

Rồi ông đưa tay vào túi, lấy ra vật bí ẩn ấy. Tôi ngỡ ngàng nhận ra đang lắc lư trên tay ơng là chiếc vịng tay của tơi. Nó đã bị trầy sướt, cong vẹo khá nhiều, nhưng đã tồn tại được trong đống tuyết lạnh giá qua suốt mùa đông và tìm được đường về với tôi.

Mắt tơi nhịa lệ. Tơi chỉ có thể lắp bắp “Cảm ơn chú” và xúc động vịng tay ơm chú Mike – người lao công tốt bụng của tơi.

Chiếc vịng tay giờ đã được sửa lại và trông như mới. Tơi khơng cịn dám đeo nó mỗi ngày, bởi sợ rằng mình sẽ đánh rơi nó lần nữa. Thế nhưng, mỗi khi đeo nó vào cổ tay, tôi lại cảm nhận được điều kỳ diệu khi mình vẫn cịn được sở hữu nó, nhờ vào sự giúp đỡ của Thánh Anthony và sự phù hộ của mẹ.

~ Marianne LaValle- Vincent

Cách nhìn cuộc sống

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 16 (Trang 133 - 137)