Thẩm quyền của các chủ thể trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

sở cai nghiện bắt buộc

Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Như vậy, thời hiệu trong việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là ba tháng. Đây là khoảng thời gian kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản.

Thời gian do luật định về thời hiệu sẽ giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền nhanh chóng xác định được mốc cụ thể mà từ đó đưa ra quyết định có hay khơng việc lập biên bản đối với người nghiện đã bị bắt trước đó.

1.2.3. Thẩm quyền của các chủ thể trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Tình trạng nghiện ma túy là một bệnh lý cần được các đơn vị chuyên môn về y tế xác nhận, chính vì vậy theo quy định thì người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là các bác sỹ, y sĩ tại các cơ quan được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được cơ quan y tế giao nhiệm vụ tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ,, chứng nhận đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành cơng an; phịng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phịng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.”. Có thể thấy, đây là nhóm người có có nghĩa vụ phải xác định chính xác các đối tượng bị nghiện và mức độ nghiện thông qua chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo trước đó được lập thành hồ sơ và có minh chứng cụ thể cho tình trạng của người nghiện ma túy.

Chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ xem xét, điều tra, và lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy.

Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan công an cấp huyện hoặc cơ quan công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó.

Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan cơng an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ.

Khi xác định được đối tượng bị nghiện là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định

áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn cịn nghiện, thì cơ quan cơng an sẽ lập hồ sơ và gửi cho phòng tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.

Nếu đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì cơ quan cơng an sẽ lập hồ sơ và gửi cho phòng tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.

Như vậy, việc lập hồ sơ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan cơng an sẽ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ [23].

Trong quá trình xem xét, điều tra và lập hồ sơ, cơ quan cơng an phải có nghĩa vụ, trách nhiệm xác minh khách quan, trung thực dựa trên nghiệp vụ của mình, hạn chế việc xác định nhầm hoặc bỏ sót các đối tượng bị tình nghi là tái sử dụng ma túy ở ngoài cộng đồng để tránh trường hợp gây nguy hiểm cho xã hội.

Chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quyết định đề nghị áp dụng đưa đi cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy.

Về vấn đề giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào CSCB cũng có cịn nhiều hạn chế, chưa phù hợp cần xem xét lại dưới một số khía cạnh như sau:

Việc giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện - người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân (biện pháp đưa vào CSCB) thiếu một cơ chế công khai, minh bạch, dân chủ và bình đẳng trước khi ra quyết định là chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”[Điều 31].

Việc Pháp lệnh XLVPHC 2012 quy định chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB cịn mang tính hình thức. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân khơng tiến hành xem xét áp dụng biện pháp với từng đối tượng một cách trực tiếp mà trên cơ sở hồ sơ và biên bản cuộc họp và ý kiến của Hội đồng tư vấn. Thậm chí, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cũng không tham gia vào Hội đồng tư vấn đó để xem xét cơng khai và đưa ra quyết định. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thể hiện rõ tính chất mệnh lệnh, đơn phương. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đưa vào CSCB là biện pháp có hậu quả pháp lý là hạn chế quyền tự do của cá nhân công dân mà việc quyết định chỉ dựa trên cơ sở hồ sơ do phía cơ quan tiến hành thủ tục cưỡng chế thu thập được là không công bằng, không khách quan.

Để đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB có sự tham gia của Hội đồng tư vấn. Tuy nhiên, vai trò, nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn chưa rõ ràng, cụ thể. Hội đồng tư vấn chưa thể hiện là một cơ quan chuyên trách trong việc tư vấn để ra quyết định áp dụng biện pháp, chưa có một quy trình cơng khai, dân chủ. Việc Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc án tại hồ sơ, thời gian thảo luận ngắn, trong khi đó số lượng vụ việc nhiều do đó khó đảm bảo tính khách quan, chính xác của từng vụ việc. Điều này khác hẳn với việc xét xử của cơ quan tư pháp, khi có q trình xem xét hồ sơ lâu dài, từng đối tượng, vụ việc được giải quyết riêng biệt, bảo đảm quy trình tố tụng. Hội đồng tư vấn có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nhưng khơng có sự tham gia của đại diện bên bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCB. Từ đó có thể thấy việc xem xét, bàn bạc áp dụng biện pháp đưa vào CSCB cịn mang nặng tính đơn phương, mệnh lệnh hành chính, thiếu dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)