Về kinh phí: Trong mọi tình huống phải bảo đảm đủ kinh phí cho cơng tác phịng
chống ma túy, cai nghiện ma túy để bảo đảm an ninh, trật tự an tồn, ổn định xã hội, mơi trường đầu tư và cuộc sống an lành cho nhân dân. Dành ưu tiên đặc biệt cho các lực lượng đấu tranh phịng chống tội phạm ma túy trong đó có lực lượng biên phịng, hải quan, văn hóa. Vận động tối đa nguồn tài trợ của quốc tế. Huy động các nguồn lực của Trung ương, địa phương, xã hội.
Về chương trình Methadone: Tích cực triển khai Chương trình Methadone bảo đảm thuận tiện cho người dùng, đồng thời tập trung nghiên cứu và đưa vào sử dụng các bài thuốc, loại thuốc cắt cơn, điều trị do Việt Nam sản xuất.
Công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh tun truyền cơng tác phịng chống ma túy, cai
nghiện ma túy kết hợp với phòng chống mại dâm và HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thơng, báo chí tăng cường tuyên truyền và định hướng dư luận. , cần tăng cường tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại TAND cho người dân, quyền và nghĩa vụ của họ khi họ hay người thân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Tóm lại, việc thực thi pháp luật về đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn cịn những khó khăn. Để thực hiện tốt quy định của pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nhà nước cần sớm hoàn thiện pháp luật về xử lý đối với người nghiện ma túy. Đồng thời, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cơ quan công an cấp xã, sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị sẽ thúc đẩy việc thực thi pháp luật về phòng chống ma túy nói chung, đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện nói riêng, nhằm giữ vững ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng triển khai các quy định của pháp luật về đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất những giải pháp hoàn thiện những hạn chế của pháp luật cũng như những hạn chế của thực tiễn triển khai. Theo đó đã tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được tiến hành nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật góp phần bảo đảm an tồn xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng, đưa hình ảnh của thành phố TP. Hồ Chí Minh là thành phố đáng sống và là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đưa người đi cai nghiện bắt buộc là chủ chương đúng đắn, kịp thời, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, ngăn chặn có hiệu quả tốc độ gia tăng người nghiện mới, hạn chế được số người tái nghiện.
KẾT LUẬN
Mục đích của việc cai nghiện chính là giúp người bị nghiện ma túy không bị lệ thuộc vào ma túy, tập trung lao động sản xuất và đặc biệt là góp phần ổn định đời sống xã hội. Pháp luật hiện không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng ma túy mà chỉ xử lý hành chính đối với hành vi này, điều này mang tính chất nhân đạo của pháp luật. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc khơng có nơi cư trú ổn định. Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định “Người nghiện bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải đăng ký cai nghiện tại gia đình và cộng đồng”, song việc thực hiện biện pháp này thời gian qua cịn khó khăn xuất phát từ một số quy định pháp luật thiếu tính khả thi cũng như nguồn lực tại cộng đồng còn hạn chế. Luận văn đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, tập trung làm rõ được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện biện
nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lý luận về pháp luật liên quan cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thứ hai, phân tích và làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
thực hiện biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy, đặc biệt là sự thay đổi trong việc chuyển người ra quyết định đưa người cai nghiện vào cơ sở bắt buộc từ mệnh lệnh hành chính chuyển sung quyết định về pháp luật. Đây là sự đổi mới nhằm tăng tính hiệu quả trong quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn, đồng thời tăng cường khả năng phòng, chống tệ nạn ma túy trong xã hội. Bên cạnh đó, đề tài thực hiện việc phân tích thực tiễn triển khai các nội dung quy định của pháp về biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người bị nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của 24 tịa án nhân dân quận - huyện. Từ đó rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng triển khai các quy định của pháp luật về
đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất những giải pháp hồn thiện những hạn chế của pháp luật cũng như những hạn chế của thực tiễn triển khai: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Hoàn thiện quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện; Thực hiện các biện pháp và công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp; Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân nói chung trong việc thực hiện các biện pháp; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện các biện pháp cũng như cơ sở vật chất tại các trung tâm cai nghiện bắt buộc; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại ma túy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.