Chính sách về phịng chống ma túy nói chung và đưa người nghiện vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc nói riêng của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 43)

cơ sơ cai nghiện bắt buộc nói riêng của thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Chính sách về phịng chống ma túy

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, đơ thị đặc biệt cấp quốc gia, là đầu mối giao thông đi các tỉnh trong cả nước và quốc tế, do đó có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm qua trước tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở trong nước, khu vực và trên thế giới, Tp.HCM đã trở thành địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố, sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, cơng tác phịng chống ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh những năm qua đã được triển khai quyết liệt và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trên thực tế tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả cơng tác phịng chống ma túy vẫn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Từ năm 2010 đến nay, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tăng từ 15 đến 20%/năm, nhưng trong thực tế con số này có thể cao gấp nhiều lần. Số ma túy tổng hợp thu giữ tăng cao, riêng 6 tháng đầu năm 2019, số ma túy tổng hợp thu giữ gấp 2 lần năm 2018. Gần đây, Tp.HCM còn được tội phạm chọn làm nơi tập kết, trung chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng đi các nước. Cùng đó, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí (quán bar, vũ trường, nhà hàng, khách sạn, karaoke) ngày càng gia tăng. Điều này gây khơng ít khó khăn trong phịng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy [31].

Theo đó, Thành phố sẽ tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trong phong trào phát hiện, tố giác tội phạm ma túy, đấu tranh chuyển hóa địa bàn, triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy; tăng cường quản lý, giáo dục thanh thiếu niên ngay tại địa bàn phường, xã, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố; kiềm chế gia tăng người nghiện mới, hạn chế người tái nghiện; tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp, lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS để có giải pháp tự phịng ngừa; tiếp tục thực hiện Đề án quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định tại cơ sở xã hội trong thời gian lập hồ sơ; triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy, tăng cường cơng tác nắm tình hình, bám sát địa bàn nhằm phát hiện các đầu mối, đường dây tổ chức mua bán, vận chuyển ma túy liên tỉnh, liên huyện và từ nước ngoài vào Thành phố đế tổ chức lực lượng đấu tranh hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố.

Cơng tác truyền thơng về phịng chống ma túy cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Thông qua các hoạt động truyền thơng góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và của mỗi cá nhân, gia đình về cơng tác phịng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy, góp phần từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội, tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm đón nhận, giúp đỡ người nghiện ma túy xóa bỏ mặc cảm, giải quyết việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ người mới nghiện tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Trước tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn diễn biến phức tạp, UBND Tp.HCM đã tập trung tiến hành đồng bộ các giải pháp để kiềm chế, giảm sự gia tăng của tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, đồng thời giữ vững số xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy, phấn đấu làm chuyển hóa địa bàn ở những nơi phức tạp về ma túy; tăng số xã, phường, thị trấn khơng có tệ nạn ma túy.

Theo đó, đối với xã, phường có tệ nạn ma túy, thành phố đặt mục tiêu giảm theo từng năm, phấn đấu đến hết năm 2020 giảm 5% số xã, phường, thị trấn có tệ nạn về ma túy, đồng thời giảm mức độ phức tạp của xã, phường, thị trấn trọng điểm so với giai đoạn 2012-2015; duy trì, khơng để phát sinh đối với xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy, 100% người trong nhóm nguy cơ cao được tuyên truyền, giáo dục kỹ năng phòng, chống ma túy; ngăn chặn đà gia tăng người nghiện ma túy. Đến năm 2020, nâng tổng số xã, phường không tệ nạn ma túy trên địa bàn lên trên 50%[31].

Song song đó, UBND Tp.HCM phấn đấu không để phát sinh tụ điểm phức tạp về ma túy; mỗi năm triệt xóa từ 5-10% số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; phấn đấu mỗi quận, huyện xây dựng 1 mô hình điểm về phịng, chống ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; không để phát sinh việc trồng cây có chất ma túy trên địa bàn; triệt xóa 100% diện tích cây có chứa chất ma túy trồng trái phép được phát hiện; không để tồn tại hoạt động sản xuất trái phép chất ma túy[34] [31].

2.1.1.2. Chính sách về đưa người nghiện vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc

Số người nghiện ma túy tại Tp.HCM luôn ở mức cao. Tp.HCM hiện có hơn 24.000 người nghiện ma túy, trong đó có hơn 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Tp.HCM, đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện tại cộng đồng vừa thiếu và yếu. Hiện nay các bộ ngành chưa ban hành quy định phù hợp về cai nghiện tại gia đình. Hiệu quả, cơng tác cai nghiện chưa mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ tái nghiện đến 80% [31] [43].

Lãnh đạo Công an Tp.HCM đề xuất Trung ương cho phép Tp.HCM áp dụng cơ chế đặc thù, thực hiện mơ hình cai nghiện tập trung đối với tất cả người nghiện trên địa bàn Tp.HCM. Mục đích cuối cùng là Nhà nước, gia đình và cả xã hội chung tay tham gia. Để phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả làm giảm tệ nạn ma túy cần nhiều nỗ lực, trong đó có việc tháo gỡ những vướng mắc trong quy định của luật pháp đối với việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc quản lý người nghiện gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Từ ngày 01/7/2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành; các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do TAND xem xét, quyết định đưa người nghiện

ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014[27]. Để hướng dẫn thực hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành biểu mẫu lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc; TAND tối cao ban hành một số mẫu văn bản của TAND trong việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine”. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế gặp một số khó khăn vướng mắc như: Theo quy định của Nghị định 221/2013/NĐ-CP, việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với người nghiện có nơi cư trú ổn định đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường mà vẫn nghiện[19].

Tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định áp dụng với đối tượng nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cơ trú ổn định. Nhưng để xác định tình trạng nghiện ma túy của các đối tượng thì bác sỹ, y sỹ triển khai nhiệm vụ trên bắt buộc có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp. Song với một số địa phương, nhiều trạm trưởng y tế cơ sở cũng chưa có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma tuý do Sở Y tế Tp.HCM cấp theo quy định của Luật Khám chữa bệnh. Mặt khác, theo Luật Phòng chống ma túy quy định, người được coi là nghiện ma túy thì một trong tiêu chí bắt buộc là phải lệ thuộc vào ma túy, tức là sau 24 tiếng phải xuất hiện hội chứng sau cai nhưng theo Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính lại quy định khơng được tạm giữ hành chính với đối tượng liên quan đến ma túy.

Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định việc quyết định đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện quyết định, nhưng hiện tại các ngành liên quan chưa tổ chức tập huấn và có văn bản hướng dẫn cấp cơ sở thống nhất cách lập hồ sơ, quy trình xét duyệt người nghiện đi cai nghiện bắt buộc dẫn đến sự lúng túng của các địa phương, khi thực hiện quy trình xét duyệt đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc [19]. Bên cạnh đó, quy định quy trình xét duyệt q dài gây khó khăn trong cơng tác lập hồ sơ, Nghị định 221/2013/NĐ-CP cũng quy định người bị áp dụng cai nghiện bắt

buộc được thông qua việc lập hồ sơ và được đọc, sao chép hồ sơ, đây là quy định khơng phù hợp với thực tế vì tâm lý người nghiện khi biết bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc thường có tâm lý trốn tránh các cơ quan chức năng. Ngồi ra, cịn nhiều vướng mắc khiến công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 221/CP về việc giao các tổ chức chính trị-xã hội (hội cựu chiến binh, hội phụ nữ,...) quản lý đối tượng nghiện trong thời gian chờ làm thủ tục hơn 30 ngày để đưa đi cai bắt buộc, trong khi các tổ chức này khơng có chun mơn y tế, cơ sở vật chất. Cùng với đó là sự chưa vào cuộc của chính quyền cấp xã trong công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng và lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc[19].

Trong những khó khăn đó, một số địa phương đã tìm ra hướng đi cho mình. Hiện nay, Hà Nội đang áp dụng 5 hình thức cai nghiện nhằm giảm người nghiện, trong đó có cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/NĐ- CP. Theo đó, Tp Hà Nội đã ban hành quy chế 7144/QĐ về trình tự thủ tục, thẩm quyền tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố. Năm 2015, các trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện tự nguyện cho hơn 1.800 trường hợp. Song với các trường hợp cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm thì cả năm 2015, lực lượng Cơng an các cấp mới đưa được 133 người đi cai nghiện bắt buộc; đưa 182 lượt người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định vào các trung tâm để lưu trú tạm thời chờ tòa án ra quyết định [25].

Để có biện pháp giảm người nghiện trong cả nước nói chung, cơ quan có thẩm quyền sớm sửa đổi một số nội dung trong Nghị định 111/2013/NĐ-CP, Nghị định 221/2013/NĐ-CP và các văn bản có liên quan để phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi trong công tác lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cùng với việc đấu tranh, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu tác hại của ma túy, pháp luật phịng chống ma túy; gia đình cần phối hợp với các tổ chức xã hội tạo sân chơi lành mạnh cho các em, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên giúp các em tránh xa ma túy [17] [19].

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong hơn 30 năm đổi mới, Tp.HCM đã đạt được những thành tựu to lớn trong thực hiện tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập của người dân, các thành tựu về y tế, việc làm, xóa đói, giảm nghèo,... Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội còn biểu hiện gay gắt khi khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng hơn, nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết. Thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Tp.HCM đến năm 2020 đã đề ra cùng với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2011-2020, đến năm 2020, thành phố phải đạt được mục tiêu: “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trị đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của đất nước và khu vực Đơng Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”[7]. Vai trị, vị trí của thành phố đối với khu vực và cả nước sẽ được nâng lên tầm cao mới. Đó sẽ là một thành phố có kinh tế phát triển cao dựa trên nền tảng dịch vụ và cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao, nơi hội tụ của giới kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, một trung tâm cơng nghiệp, tài chính và thương mại của Đơng Nam Á. Chân dung của thành phố sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm với điểm nhấn là khu vực trung tâm hiện hành, khu đô thị Thủ Thiêm và đô thị mới dọc sông Sài Gịn; hình thành chuỗi đơ thị, nối kết với các đơ thị khác trong vùng theo mơ hình tập trung đa cực, một thành phố xanh và sạch, một đô thị sông nước với qui mô dân số 10 triệu dân. Thành phố có sự hài hịa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, con người được tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện với vị trí là trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Đời sống văn hóa, tinh thần cuả nhân dân Tp.HCM có sự kết hợp hài hịa giữa văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố với văn hóa hiện đại, tạo nên nền tảng tinh thần của sự phát triển xã hội thành phố trong suốt chiều dài phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh bước vào

thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI sẽ là một trung tâm đa chức năng, một đơ thị sống tốt, có sự hấp dẫn trong hệ thống các đô thị trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)