đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì đội ngũ thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở bắt buộc gồm: Lực lượng cảnh sát điều tra, cảnh sát trật tự; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước tại Phòng Lao động, Thương binh và xã hội, Phòng Tư pháp; Đội ngũ cán bộ tại Tòa án nhân dân cấp huyện; đội ngũ cán bộ tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc,... Năng lực của đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc[27]. Đặc biệt, việc thụ lý các hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện là một hướng đi mới, tuy nhiên việc hướng dẫn triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, công tác phối hợp của các bên liên quan từ quá trình phát hiện, theo dõi, lập hồ sơ đề xuất đến ra quyết định đưa các đối tượng nghiện vào cơ sở bắt buộc chưa được rõ ràng, minh bạch nên nhiều đơn vị, cá nhân chưa biết rõ được trách nhiệm của mình cụ thể như thế nào để triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Kết luận chương 1
Tình hình về tội phạm ma túy ngày càng diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, nhất là ma túy tổng hợp. Ngồi cơng tác đấu tranh, triệt phá, bắt giữ, xử lý các đối tượng tội phạm ma túy của lực lượng công an, biên phòng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm làm giảm số người nghiện ma túy. Nội dung chương 1 đã tập trung làm rõ được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng như dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lý luận về pháp luật liên quan cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Chương 2