Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 53)

Triển khai các quy định của pháp luật về đưa người nghiện vào cơ sở bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đạt được những kết quả:

Thứ nhất, số người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc năm sau cao hơn năm

trước. Đáp ứng được yêu cầu đề ra trong việc phòng chống tệ nạn cũng như mục tiêu xây dựng thành phố, giải quyết được lượng lớn số người nghiện cịn tồn tại ngồi cộng đồng.

Thứ hai, trong quá trình phát hiện và lập hồ sơ đề nghị, việc áp dụng biện

pháp đưa người nghiện đi cai cơ bản được thực hiện đúng quy trình theo luật định. Khơng bỏ sót hay rút ngắn các giai đoạn nên hầu hết các đối tượng sau khi phát hiện ra đã và đang có hành vi tái nghiện đều bị cơ quan có thẩm quyền đưa đi cai. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và xử lý, các cơ quan chức năng đã gặp khơng ít vướng mắc và bất cập trong việc giải quyết các đối tượng để đưa đi cai nghiện.

Thứ ba, kịp thời ban hành những quyết định rút ngắn thời gian trong việc đưa

người nghiện đi cai mà không vi phạm pháp luật, nhằm tránh trường hợp các đối tượng lẫn trốn đi nơi khác trong khi đợi tòa án ban hành quyết định trong thời hạn quá dài theo như luật định. Thời gian cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình - cộng đồng và cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là từ 03 tháng đến 06 tháng; thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm, tại các cơ sở cai nghiện ngồi cơng lập được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Mặt khác, đối với người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ổn định thì giao cho tổ chức xã hội quản lý trong thời gian chờ lập thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên không thể địi hỏi các tổ chức này phải có chun mơn để đi điều trị, cắt cơn, giải độc. Thành phố Hồ Chí Minh cũng thành lập một cơ sở xã hội để quản lý người khơng có nơi cư trú ổn định trong thời gian chờ lập hồ sơ. Cơ sở này có đầy đủ chức năng về y tế, trang thiết bị, chế độ hỗ trợ cho người bị quản lý và đội ngũ cán bộ hỗ trợ tư pháp.

Thứ tư, theo Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma tuý trên địa

bàn thành phố vừa ban hành ngày 6/9/2014, đối với đối tượng áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện tại gia đình - cộng đồng, bản thân và gia đình người nghiện ma túy đăng ký với Tổ công tác cai nghiện của xã, phường; Tổ cơng tác cai nghiện phối hợp với gia đình và bản thân người nghiện ma túy thống nhất kế hoạch cai nghiện và trình Chủ tịch UBND xã, phường; Chủ tịch UBND xã, phường quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình - cộng đồng. Đối với các đối tượng áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng, Công an xã, phường lập hồ sơ đề nghị, chuyển Tổ công tác cai nghiện thẩm tra hồ sơ, xây dựng kế hoạch cai nghiện, trình Chủ tịch UBND xã, phường xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng. Quy trình phối hợp lập và thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm yêu cầu trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép các cơ

quan, đơn vị chức năng địa phương thực hiện lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ đến người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ được biết. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện triệu tập và chủ trì cuộc họp Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp thẩm định hồ sơ, Trưởng phịng Tư pháp có trách nhiệm gửi văn bản đã xác định tính pháp lý hồ sơ đề nghị đến Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hồn tất hồ sơ gửi Tịa án nhân dân quận, huyện tiếp tục xử lý, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có 23 cơ sở cai nghiện tự nguyện do tổ chức, cá nhân thành lập được cấp phép hoạt động; 79 cơ sở cai nghiện cơng lập có chức năng tổng hợp, trong đó có cai nghiện tự nguyện và điều trị Methadone; 18 cơ sở cai nghiện chỉ làm cai nghiện tự nguyện và điều trị Methadone; hàng năm các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đã tiếp nhận và cai nghiện tự nguyện cho trên 5.000 lượt người,...

Tuy nhiên tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy đang rất phức tạp:

- Tội phạm ma túy, nghiện ma túy là vấn đề toàn cầu, gây bức xúc xã hội và hậu quả nghiêm trọng đến an ninh trật tự an tồn xã hội, đến sức khỏe, giống nịi dân tộc. Tệ nạn ma túy là một trong những vấn đề quốc tế quan tâm, rất dễ bị lợi dụng thành vấn đề nhân quyền.

- Ngồi ma túy dạng thuốc phiện, hê rơ in đã có phương pháp điều trị thay thế, thì đã xuất hiện nhiều loại ma túy mới cực kỳ nguy hiểm nhất là ma túy tổng hợp dạng đá. Hiện nay có rất nhiều loại ma túy tổng hợp lây lan ra cộng đồng mà cả thế giới đang rất lúng túng đối phó và chưa có giải pháp tối ưu để điều trị.

- Nước ta nằm ở vị trí sát với khu vực tam giác vàng, dân số trẻ nên nguy cơ cao và chịu tác động trực tiếp từ diễn biến tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong khu

vực (theo thống kê của Bộ Cơng an thì khoảng 60% tội phạm là liên quan đến ma túy; ma túy liên quan trực tiếp tới mại dâm, HIV/AIDS).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 53)