Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại ma túy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 72)

thức của người dân về tác hại ma túy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trị, vị trí của cơng tác dự phòng, điều trị, cai nghiện ma túy; tổ chức tuyên truyền các mơ hình xã, phường làm tốt cơng tác cai nghiện; Các điển hình cai nghiện thành cơng; tình nguyện viên, các cá nhân, tổ chức xã hội giúp đỡ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện tái hịa nhập cộng đồng, với các hình thức như: Xây dựng tiểu phẩm, ký sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí); Mua, xây dựng, nhân bản và phát hành các ấn phẩm, tài liệu truyền thông: Chi thiết kế, xây dựng, mua mới, sửa chữa nội dung tranh, pa nơ, áp phích, băng rơn, khẩu hiệu, bảng điện tử; Truyền thanh tại cộng đồng. Đẩy mạng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật, tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, đồn thể nói chung và người dân nói riêng về cơng tác cai nghiện ma túy. Các địa phương cần triển khai những đợt tuyên truyền phổ biến về nội dung pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng và các biện pháp XLHC nói chung, để người dân nắm vững và nhận thức được các quy định về xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, vai trò của họ trong việc hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giáo dục đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó cần triển khai công tác tập huấn cho những người có thẩm quyền nắm vững quy định của pháp luật và xem xét, xử lý công minh, khách quan các đối tượng vi phạm, hạn chế oan sai. Tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; Huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng. Huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho cơng

tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm....

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý; xác định cơng tác dự phịng nghiện là quan trọng, tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý tại các cơ sở trường học, khu công nghiệp, quán bar, nhà hàng và ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; tăng cường truyền truyền các quy định của Trung ương và địa phương về việc hỗ trợ đối với người cai nghiện ma tuý, qua đó vận động người nghiện và gia đình người nghiện phối hợp, tham gia cai nghiện; dự phòng lây nhiễm các bệnh qua đường tiêm chích, đường tình dục (HIV/AIDS, viêm gan A, B, C,..) đối với nhóm người sử dụng ma tuý; nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa phương, tổ chức nhiều hoạt động thu hút nhiều người tham gia, tăng cường sử dụng các phương tiện đại chúng để truyền thông rộng rãi trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 72)