Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)

đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo quy định tại Điều 103 Luật Xử lý VPHC năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật của Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh thì việc lập hồ sơ đối với biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện (Công an cấp xã giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thu thập tài liệu và lập hồ sơ), trừ trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì cơ quan Cơng an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó. Sau đó, hồ sơ thực hiện biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý theo quy định hiện hành. Sau khi kiểm tra tính chính xác của pháp lý đối với hồ sơ được chuyển lên, Trưởng phòng Tư pháp gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cùng cấp để Trưởng phòng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành[27].

Căn cứ vào quy trình phối hợp trên, đội ngũ cán bộ thực hiện các biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố gồm:

(1) Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn (Đội ngũ Cơng an xã hỗ trợ) (2) Phịng Tư pháp quận, huyện (Trưởng phòng Tư pháp)

(3) Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (4) Đội ngũ cán bộ thuộc TAND quận, huyện

Công tác xây dựng Đảng trong TAND luôn gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp trong sạch, vững mạnh. Các tổ chức đảng của ngành

luôn quan tâm và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; cơng tác phát triển đảng, duy trì kỷ luật, kỷ cương, đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề cao tinh thần phê và tự phê bình trong sinh hoạt đảng; xây dựng, giữ gìn đoàn kết nội bộ. Thực hiện các nghị quyết của Trung ương về đổi mới, sắp xếp tinh gọn bộ máy, Ban cán sự đảng TAND Tp.HCM đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện trên toàn hệ thống. Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức và các đầu mối bên trong, hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị trong Tòa án các cấp, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp. Chỉ đạo nghiên cứu đề án xây dựng đề án chuyển đổi mơ hình hoạt động của đơn vị theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ-TW. Tổ chức các Tòa chuyên trách trên cơ sở các quy định của Luật Tổ chức Tòa án và thực tế nhu cầu của từng đơn vị trên địa bàn thành phố.

Hiện nay, sau thời gian dài hình thành và phát triển ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức thành hai cấp gồm Tịa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận - huyện. Tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có 05 Tịa chun trách gắn với từng lĩnh vực lớn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, 03 bộ phận trực thuộc. Biên chế của tồn ngành ban đầu chỉ có 80 người nay lên đến 734 cán bộ - công chức (thành phố 233; quận - huyện 501), trong đó có 253 Thẩm phán (thành phố 81; quận - huyện 172), 383 Thư ký (thành phố 119, quận - huyện 264), 98 cán bộ - công chức khác (thành phố 33; quận - huyện 65) chưa tính đến số hợp đồng [34]. Thủ tục xem xét và bổ nhiệm Thẩm phán và cán bộ có chức danh tư pháp của Tịa án nhân dân được đổi mới, tiến hành kịp thời, bảo đảm các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tòa án các cấp được kiện tồn, bổ sung, bảo đảm cơng tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)