Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 34)

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Thủ tục đầu tiên để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là thủ tục lập hồ sơ. Trước kia theo quy định của Pháp lệnh XLVPHC 2012 thì thủ tục này nhằm tạo cơ sở để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có cơ sở để ra quyết định áp

dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Nhưng theo quy định hiện nay thì việc lập hồ sơ này để tạo cơ sở trình ra Tịa án áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đồng thời quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng để nhằm tạo ra tính dân chủ trong hoạt động áp dụng biện pháp xử lý hành chính này. Đặc biệt với việc thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết. Chính vì vậy, thủ tục thơng báo về việc lập hồ sơ là cơ sở để họ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời để có cơ sở cho việc xem xét, ra quyết định của tòa án sau này. Theo quy định của Nghị định 221/2013/NĐ-CP thì thủ tục lập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ gửi Tòa án nhân dân áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau: Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập các tài liệu có trong hồ sơ, có văn bản kiểm tra gửi kèm hồ sơ tới Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ thì chuyển Tịa án nhân dân cấp huyện; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi đó lập hồ sơ bổ sung, hồn thiện, đồng thời thơng báo cho Trưởng phòng Tư pháp. Việc bổ sung hồ sơ không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ khơng được bổ sung, hồn thiện, thì Trường phịng Lao động - Thương binh và Xã hội trả toàn bộ hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ, nêu rõ lý do và thơng báo cho Trưởng phịng Tư pháp, người bị lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc tại Tòa án

Theo quy định của Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tịa án nhân dân thì thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc được chia thành các giai đoạn sau:

- Thủ tục trước khi mở phiên họp xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trước hết là thủ tục nhận, thụ lý hồ sơ, phân công Thẩm phán xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Việc giao, nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành trực tiếp giữa cơ quan đề nghị với Toà án và phải được lập thành biên bản. Toà án phải kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tồ án phải vào sổ thụ lý và phân cơng Thẩm phán xem xét, giải quyết. Sau khi đã thụ lý vụ việc Tịa án phải ra Thơng báo về việc thụ lý: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị, Thẩm phán được phân cơng giải quyết có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý hồ sơ đề nghị. Cũng theo Pháp lệnh này, thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị, Thẩm phán được phân công giải quyết phải ra một trong các quyết định sau: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ đề nghị; Không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Yêu cầu thay đổi biện pháp xử lý hành chính; Chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 116 của Luật xử lý vi phạm hành chính; Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này.

- Thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bằng phiên họp giải quyết.

Sau khi nghiên cứu đầy đủ hồ sơ vụ việc, và các cơ quan hữu quan đã bổ sung tài liệu chứng cứ. Thẩm phan được phân công giải quyết vụ việc sẽ ra quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Tồ án có thể mở phiên họp trong thời hạn 10 ngày.

Thành phần tham gia phiên họp được quy định cụ thể như sau: Đại diện cơ quan đề nghị phải tham gia phiên họp; trường hợp đại diện cơ quan đề nghị vắng mặt thì phải hỗn phiên họp; Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị được tham gia phiên họp theo quyết định mở phiên họp của Tòa án; trường hợp người bị đề nghị vắng mặt có lý do chính đáng thì Tịa án có thể hỗn phiên họp; trường hợp vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Tịa án vẫn tiến hành phiên họp xem xét, quyết định biện pháp xử lý hành chính đối với họ; Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân cơng có nhiệm vụ tham gia phiên họp; nếu vắng mặt thì Tịa án quyết định hỗn phiên họp; Trong trường hợp cần thiết, Tịa án có thể u cầu các chun gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị là người chưa thành niên học tập, đại diện chính quyền địa phương nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp để trình bày ý kiến về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người bị đề nghị.

- Trình tự tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm các bước như sau:

Thứ nhất, trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công

việc sau đây: Phổ biến nội quy phiên họp; Kiểm tra sự có mặt của những người được Toà án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán chủ trì phiên họp để xem xét có tiếp tục tiến hành phiên họp hay phải hỗn phiên họp. Trường hợp phải hỗn phiên họp thì Thẩm phán ra thơng báo hỗn phiên họp theo quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh này.

Thứ hai, trường hợp có đủ điều kiện để tiến hành phiên họp thì thủ tục phiên họp

được tiến hành như sau:

- Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;

- Thẩm phán giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp. Trường hợp có u cầu thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán tạm dừng phiên họp và báo

cáo Chánh án Toà án xem xét, quyết định. Nếu phải thay đổi Thẩm phán mà Chánh án không cử được Thẩm phán khác thay thế thì phải hỗn phiên họp;

- Đại diện cơ quan đề nghị trình bày văn bản đề nghị Tịa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên trình bày ý kiến về đề nghị của cơ quan đề nghị;

- Những người tham gia phiên họp trình bày ý kiến theo sự điều khiển của Thẩm phán về các điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nhân thân của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; các hình thức, biện pháp đã giáo dục; đề nghị hoặc không đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận về đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Thẩm phán, việc chấp hành pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị cho đến trước thời điểm Thẩm phán kết luận phiên họp;

- Thẩm phán kết luận phiên họp và quyết định vấn đề.

Thứ ba, Các quyết định của Toà án về việc xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào

cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Thẩm phán phải ban hành quyết định về một trong các vấn đề sau đây: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ đề nghị; Không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Yêu cầu thay đổi biện pháp xử lý hành chính; Chuyển hồ sơ cho cơ

quan tiến hành tố tụng hình sự; Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 34)