Tổng quan kết quả giải quyết nguồn tin, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội giết người tại tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 39)

tố, xét xử các vụ án về các tội giết người tại tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía Đơng Bắc Việt Nam, cách thủ đơ Hà Nội 153 km về phía Đơng Bắc. Phía Đơng Bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phịng, đồng thời phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Tỉnh Quảng Ninh hiện có 04 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện. Với sự thông thương đa dạng phong phú như vậy đã tạo đà cho sự phát triển đi lên về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; nhưng bên cạnh đó tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn cũng có chiều hướng diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về ma túy, về xâm phạm tính mạng sức khỏe … vẫn có chiều hướng phức tạp, xảy ra một số vụ án liên quan đến các tội giết người gây hoang mang, lo sợ và phẫn nộ trong quần chúng nhân dân.

Các cơ quan chức năng của tỉnh đặc biệt là các cơ quan tư pháp gồm Công an, Viện kiểm sát, Tịa án đã có nhiều cố gắng để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm tội phạm liên quan đến các tội giết người xảy ra. Ba ngành Công an, Viện kiểm sát, Tịa án đã phối hợp có hiệu quả trong cơng tác đấu tranh với các loại tội phạm hình sự nói chung và đối với các loại tội giết người nói riêng, góp phần quan trọng tạo mơi trường lành mạnh, ổn định cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Trong 5 năm qua (từ năm 2014-2018) tình hình các vụ án về các tội giết người của tỉnh Quảng Ninh được thống kê như sau:

Cơ quan điều tra khởi tố đối với các tội giết người là 133 vụ/169 bị can trong đó Tội giết người (Điều 93 BLHS năm 1999 và Điều 123 BLHS năm 2015) là 126 vụ/158 bị can (cụ thể: năm 2014 là 31 vụ/49 bị can, năm 2015 là 28 vụ/32 bị can, năm 2016 là 28 vụ/33 bị can, năm 2017 là 20 vụ/20 bị can, năm 2018 là 19 vụ/24 bị can); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS năm 1999 và Điều 125 BLHS năm 2015) là 04 vụ/04 bị can; Tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS năm 1999 và Điều 126 BLHS năm 2015) là 03 vụ/ 07 bị can; Tội giết con mới đẻ và Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội: không xảy ra vụ việc nào.

Kết quả giải quyết: Truy tố 91 vụ/128 bị can (trong đó Tội giết người 85 vụ/117 bị can; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 04 vụ/04 bị can; Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng 02 vụ/ 07 bị can); Đình chỉ 07 vụ/04 bị can; Tạm đình chỉ 12 vụ/08 bị can (Xem bảng 2.1 – phần Danh mục các bảng biểu).

Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án về các tội giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thấy rằng các loại tội phạm này mặc dù có chiều hướng giảm, nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội vẫn ngày càng cao. Tội phạm chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn làm ăn băng ổ nhóm hoặc do sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, ma túy… Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đa dạng, ở nhiều độ tuổi khác nhau từ chưa thành niên đến người già, một số thì có nhân thân lai lịch xấu nhiều tiền án, tiền sự; nhiều vụ do người bị mắc bệnh tâm thần thực hiện. Phạm vi xảy ra tội phạm rộng, từ thành thị đến nông thôn. Tội phạm sử dụng những công cụ phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội rất nguy hiểm như súng, dao, kiếm…

Trong rất nhiều năm, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát Quảng Ninh được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tích được Nhà nước và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ghi

nhận, điển hình là năm 2015, ngành Kiểm sát Quảng Ninh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, hàng năm đơn vị đều được công nhận là tập thể lao động xuất sắc trong tồn ngành và được tặng nhiều bằng khen của Chính phủ, VKSND Tối cao... Đạt được thành tích đó là sự phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể lãnh đạo cũng như của các cán bộ, Kiểm sát viên hai cấp của ngành Kiểm sát Quảng Ninh. Trong đó khơng thể khơng kể đến kết quả giải quyết đối với công tác THQCT về các tội giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh của Viện kiểm sát hai cấp. Kiểm sát Quảng Ninh luôn căn cứ vào các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội, của Bộ chính trị, đặc biệt là Nghị quyết số 48, 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp để vận dụng vào thực tiễn công tác của tỉnh nhà. Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của VKS theo chức năng quy định, nhất là ngày 06/12/2013 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Chỉ thị số 06/CT-VKSTC về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn cơng tố với điều tra”, qua đó cho thấy rằng trách nhiệm cơng tố của ngành kiểm sát hết sức quan trọng. Theo hàng năm, kiểm sát Quảng Ninh đều xây dựng chương trình cơng tác kiểm sát cho các khâu công tác nhưng trong khâu kiểm sát động điều tra án hình sự ln đề cao tăng cường gắn công tố với điều tra và đưa ra nhiều giải pháp chủ đề công tác năm để thực hiện. Cụ thể các loại tội phạm nói chung và các loại tội về giết người nói riêng đều được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần hiệu quả vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Để đạt được kết quả đó, phải kể đến đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên về năng lực công tác ngày càng được chú trọng và nâng lên rõ rệt, với phương pháp bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, đúng sở trường trong các khâu cơng tác nói chung và khâu kiểm sát thực hành quyền công tố đối với các vụ án về các tội giết người nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta vẫn phải nhìn nhận đánh giá một cách thẳng thắn về việc có làm thì phải có sai như có một số vụ

án về các tội giết người ở Quảng Ninh còn để xảy ra việc khởi tố sai tội danh, cịn có đồng phạm nhưng chưa được khởi tố, trả hồ sơ điều tra bổ sung vì thiếu chứng cứ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, án bị hủy để điều tra lại… Còn để xảy ra tồn tại thiếu sót đó cũng phải kể đến nguyên nhân từ chất lượng thực hành quyền cơng tố của VKS đơi lúc có phần cịn hạn chế nên cần tìm giải pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 39)