Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 33)

hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự thì VKS có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

-Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Việc khởi tố vụ án hình sự về các tội giết người là giai đoạn tiếp theo của tố tụng hình sự, nhưng nó là bước cơng khai trước tồn xã hội về việc có các loại tội phạm giết người xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực

hành quyền cơng tố truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện một trong các loại tội giết người đó. Chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có một trong sáu căn cứ quy định tại Điều 143 BLTTHS năm 2015. Cũng theo quy định thì Quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới VKS. Điều đó có nghĩa là xem xét việc khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự là do VKS quyết định.

Khởi tố bị can: Là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chính thức tun bố về mặt pháp lý về việc một người đã thực hiện hành vi phạm tội đang bị khởi tố điều tra xử lý. Mặc dù pháp luật quy định việc khởi tố bị can của Cơ quan điều tra nhưng về thực chất quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra chỉ có hiệu lực khi có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp. Việc xem xét phê chuẩn là một thủ tục quan trọng để kiểm tra, xem xét quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra có căn cứ hay khơng, nếu có căn cứ thì VKS phê chuẩn và ngược lại nếu khơng có căn cứ thì VKS sẽ u cầu Cơ quan điều tra cung cấp bổ sung tài liệu chứng cứ để xem xét cho việc phê chuẩn, nếu sau khi yêu cầu mà Cơ quan điều tra bổ sung thêm tài liệu nhưng xét thấy vẫn chưa đủ căn cứ phê chuẩn khởi tố bị can thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Khi quyết định khởi tố bị can bị hủy bỏ thì mọi biện pháp tố tụng áp dụng đối với bị can cũng phải được hủy bỏ.

Giai đoạn thực hành quyền công tố ở trong giai đoạn điều tra này là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. VKS có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định nhằm đảm bảo cho việc điều tra đầy đủ, chính xác, thận trọng và khách quan không để lọt người, lọt tội hoặc làm oan người vô tội.

Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi xét thấy cần thiết như hỏi cung bị can, lấy lời khai của những người tham gia tố tụng khác, đối chất,

nhận dạng, thực nghiệm điều tra nhằm kiểm tra tính khách quan, chính xác trong các tài liệu. Đề ra yêu cầu điều tra là quyền năng quan trọng và cơ bản của Kiểm sát viên, đồng thời cũng là trách nhiệm của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn “Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động

điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội”.Điều 26 của

Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định: "Trong

q trình thực hành quyền cơng tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự, khi cần làm rõ về tội phạm, người phạm tội và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hoặc để hoàn thiện thủ tục tố tụng, Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra. Yêu cầu điều tra có thể được thực hiện nhiều lần, bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Văn bản yêu cầu điều tra được đưa vào hồ sơ vụ án và lưu hồ sơ kiểm

sát”. Như vậy, đề ra yêu cầu điều tra là một trong những quyền năng thuộc

phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát (không thuộc hoạt động kiểm sát điều tra quy định tại Điều 113 BLTTHS năm 2015). Trong quá trình thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, việc đề ra yêu cầu điều tra có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Việc đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói được thực hiện trong q trình trực tiếp kiểm sát các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, nhận biết giọng nói. Tuy nhiên, việc thực hiện bằng văn bản là cơ bản và chủ yếu, nó thể hiện đầy đủ ý chí, quan điểm của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án và được lưu trong hồ sơ tố tụng. Một bản u cầu điều tra có chất lượng giúp ích rất nhiều cho Điều

tra viên trong việc thu thập, củng cố chứng cứ và hồn thiện thủ tục tố tụng, góp phần tích cực vào việc giải quyết vụ án.

Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên nếu phát hiện Điều tra viên có hành vi điều tra đối với các vụ án về tội giết người khơng khách quan, tồn diện; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh trong quá trình điều tra đối với các tội giết người.

Quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; hủy bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

Quyết định việc truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án về các tội giết người và chuyển hồ sơ sang VKS để đề nghị truy tố thì VKS có trách nhiệm nghiên cứu tồn bộ nội dung có trong hồ sơ để ra một trong các quyết định mà BLTTHS năm 2015 quy định.

Như vậy, tồn bộ q trình điều tra kể trên đối với các tội giết người thì VKS là cơ quan tiến hành tố tụng có vai trị chủ đạo và quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 33)