Kết quả thực hành quyền công tố đối với các tội giết người tại tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 58)

tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Trong việc giải quyết nguồn tin về các tội giết người

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định VKS thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm thể hiện

ở việc phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng liên quan đến việc hạn chế các quyền cơ bản của công dân như bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; hủy bỏ quyết định tạm giữ, các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm đối với các tội giết người.

Mỗi KSV khi được phân công nghiên cứu giải quyết nguồn tin về tội phạm đều phải hết sức thận trọng, khách quan trong việc đề xuất áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến quyền con người, quyền công dân được pháp luật quy định chặt chẽ. Theo thống kê thì từ năm 2014 đến năm 2018 có 115 trường hợp bị bắt, tạm giữ về hình sự đối với các hành vi của các tội giết người; các trường hợp bắt người đều đảm bảo, đúng quy định nên trong 5 năm VKS hai cấp khơng có trường hợp nào khơng phê chuẩn lệnh bắt, gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra.

Qua đó thấy rằng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm đối với các tội giết người thì đa số các trường hợp phê chuẩn đều có căn cứ đúng quy định pháp luật, đồng thời phát hiện kịp thời các trường hợp tạm giữ khơng có căn cứ, trái pháp luật, góp phần giảm thiểu oan sai và chống bỏ lọt

tội phạm trong tố tụng hình sự, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định.

Mặc dù hoạt động THQCT trong giai đoạn này tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn cịn hạn chế nhất định: Chỉ tiêu hàng năm của ngành kiểm sát đặt ra chung cho việc kiểm sát giải quyết bắt sau chuyển xử lý hình sự phải đạt từ 98% trở lên. Nhưng dù vậy, số lượng các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, gia hạn tạm giữ sau đó phải trả tự do do chưa đủ căn cứ để khởi tố xử lý hình sự về các tội giết người vẫn còn xảy ra. Theo thống kê 5 năm (năm 2014 đến năm 2018) có 01 trường hợp tạm giữ sau trả tự do liên quan đến các tội giết người.

Cịn để xảy ra tình trạng bắt, giữ sau phải trả tự do vì khơng đủ căn cứ khởi tố hình sự về các tội giết người nói riêng khơng chỉ ảnh hưởng đến quyền cơ bản của cơng dân mà cịn ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó cũng phải nói đến một phần trách nhiệm trong việc THQCT của VKS về việc đánh giá chứng cứ, xem xét các căn cứ bắt giữ chưa được chính xác nên địi hỏi cần phải được chấn chỉnh và khắc phục.

2.2.2.2. Trong việc khởi tố vụ án, điều tra vụ án về các tội giết người

- THQCT đối với quyết định khởi tố vụ án, quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự về các tội giết người

Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định khơng có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định khơng khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định "những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể…" thì khơng khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác. Chính vì thế, khởi tố vụ án hình sự nói chung và khởi tố vụ án về các tội giết người nói riêng bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội. Bởi vì, chỉ có thơng qua những hoạt động kiểm tra, xác

minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm, mới có điều kiện làm rõ một sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay khơng.

Chưa khởi tố vụ án thì khơng được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp đặc biệt nên khởi tố vụ án mới có căn cứ pháp lý tiến hành các hoạt động điều tra. Sau khi đã khởi tố vụ án, hoạt động điều tra khơng cịn phải kiểm tra, xác minh để xác định dấu hiệu tội phạm nữa mà chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện các tội phạm giết người. Để bảo đảm THQCT đối với quyết định khởi tố hoặc không khởi tố về các tội giết người được chính xác, VKS đã phối hợp THQCT và kiểm sát chặt hoạt động điều tra ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, với quá trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với tính chất quan trọng của hoạt động khám nghiệm hiện trường nên pháp luật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể về trình tự, thủ tục khám nghiệm trong đó có quy định sự bắt buộc tham gia của Kiểm sát viên VKS đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường. Trong những năm qua VKSND tỉnh Quảng Ninh đã THQCT đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường và cho thấy hoạt động khám nghiệm được tiến hành khách quan, tồn diện và đúng pháp luật, mà cịn có thể nắm được rõ các tình tiết liên quan đến vụ án ngay từ ban đầu khi tội phạm xảy ra để làm cơ sở cho hoạt động kiểm sát tiếp theo như kiểm sát khởi tố vụ án, kiểm sát khởi tố bị can... Đồng thời song song với khám nghiệm hiện trường đối với các vụ án giết người thì VKS cịn THQCT và kiểm sát việc khám nghiệm tử thi trong các vụ án giết người (nếu có hậu quả chết người xảy ra) từ đó xác định rõ nguyên nhân chết của nạn nhân là bình thường hay khơng bình thường; tác nhân nào dẫn đến cái chết cho nạn nhân (Súng đạn, thuốc độc, dao, gậy, chết ngạt hay chết do bệnh lý...). Từ đó trả lời câu hỏi có hay khơng có tội phạm xảy ra; công cụ, đối tượng sử dụng phương tiện nào để gây án; đặc điểm gây án của đối tượng... giúp cơ quan điều tra xây dựng được giả thuyết điều tra và sàng lọc được diện đối tượng nghi vấn. Kết quả THQCT trong khám nghiệm tử thi cũng đã góp phần đem lại nhiều ý

kiến có giá trị phục vụ cho công tác điều tra. Tương tự như công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, trong công tác kiểm sát khám nghiệm tử thi, KSV đã chủ động phối hợp với điều tra viên và các thành viên trong đoàn khám nghiệm; bám sát và chủ động tham gia các bước khám nghiệm; đề ra các yêu cầu khi thấy cần thiết. Kết quả khám nghiệm tử thi đã làm rõ được thời gian chết của nạn nhân; nạn nhân chết có sự tác động ngoại lực từ bên ngồi hay khơng, tính chất các thương tích, vật gây nên các thương tích và thời gian gây ra; nguyên nhân dẫn tới nạn nhân chết; nhóm máu của nạn nhân; trước khi chết nạn nhân đã ăn uống gì; nếu là phụ nữ thì ở bộ phận sinh dục của nạn nhân có tinh trùng khơng, nạn nhân có thai khơng; nếu nạn nhân chết do ngạt thở thì có phải chết do tác động bên ngồi tới đường hơ hấp hay khơng; các dấu vết ở cổ (nếu có) xuất hiện lúc nạn nhân cịn sống hay sau khi đã chết...

Trong 5 năm qua (2014-2018), VKSND tỉnh Quảng Ninh đã kiểm sát đối với 133 quyết định khởi tố vụ án có tính căn cứ và 14 quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự đối với các tội giết người. Qua nghiên cứu các quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra nêu trên đều thấy có căn cứ, đúng quy định pháp luật, khơng có trường hợp nào phải hủy quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự. Qua cơng tác THQCT, VKS cịn u cầu thay đổi quyết định khởi tố vụ án từ tội danh khác sang tội danh về các tội giết người ( 15 trường hợp).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như phân tích ở phần trên, hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án giết người của VKSND tỉnh Quảng Ninh thời gian qua còn bộc lộ một số những tồn tại, thiếu sót, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, tồn tại, thiếu sót trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải

quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố về các tội phạm giết người vẫn còn hạn chế, còn thụ động trong việc nắm và xử lý thông tin hoặc ỷ lại vào cơ quan Cơng an.

Thứ hai, cịn thiếu sót trong kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường,

khám nghiệm tử thi, khám và thu giữ, bảo quản dấu vết. Một số trường hợp, khi tiến hành hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường đối với các vụ án giết người, KSV khơng phát hiện CQĐT bỏ sót những tình tiết liên quan đến vụ án như thu thập dấu vết, xác định chiều hướng, kích thước, dấu vết, cơ chế hình thành dấu vết… Vẫn cịn xuất hiện tình trạng khám nghiệm hiện trường sơ sài nên không thu thập được chứng cứ quan trọng của vụ án như công cụ, phương tiện phạm tội, không thu thập được dấu vân tay, mẫu máu, cơ chế hình thành dấu vết do vật gì tác động nên. Biên bản thu giữ, niêm phong tài sản, vật chứng lập rất sơ sài, không đúng quy định của BLTTHS… gây ảnh hưởng đến giá trị chứng minh tội phạm trong vụ án, dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài hoặc bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Có lúc có nơi KSV khi tham gia khám nghiệm cịn thụ động, chỉ chứng kiến hoạt động của ĐTV và kỹ thuật viên mà không tham gia ý kiến trong hoạt động khám nghiệm. Một số vụ án KSV do khơng nắm chắc tình hình ban đầu, diễn biến của vụ việc nên khi làm nhiệm vụ kiểm sát tại hiện trường rất lúng túng, bị động.

Thứ ba, hoạt động THQCT của KSV đối với việc lập hồ sơ, thu thập

chứng cứ trong một số vụ án liên quan đến các tội giết người thiếu chặt chẽ, vẫn cịn để xảy ra sai sót.

Đối với một số vụ án, do VKSND chưa thực hiện tốt hoạt động THQCT không chủ động bám sát án, nắm vững tiến độ điều tra vụ án nên chưa thực hiện tốt công tác giám sát hoạt động điều tra, chỉ đạo điều tra, định hướng điều tra. Khi thực hiện chức năng THQCT , KSV còn thụ động, khi CQĐT đề nghị phê chuẩn tạm giữ, tạm giam, gia hạn điều tra, thậm chí đến khi vụ án kết thúc điều tra thì KSV mới tiếp cận hồ sơ vụ án. Do đó, đã khơng phát hiện được những vi phạm, thiếu sót và tồn tại của CQĐT trong việc tuân thủ BLTTHS, dẫn đến tình trạng phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết án.

Khi THQCT một số vụ án liên quan đến các tội giết người ở giai đoạn điều tra, vẫn cịn tình trạng KSV nghiên cứu hồ sơ vụ án sơ sài, không bám sát yêu cầu CQĐT làm rõ hành vi phạm tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tình tiết khác trong vụ án, một số trường hợp khi nghiên cứu kết luận giám định thấy mâu thuẫn với kết quả điều tra vụ án, nội dung biên bản hỏi cung bị can, biên bản ghi lời khai người làm chứng, người bị hại còn sơ sài, chỉ chú ý đến lời nhận tội của bị can, chưa chú ý đến các chứng cứ gỡ tội của bị can; không chú ý yêu cầu CQĐT làm rõ mục đích, động cơ phạm tội; tài liệu chứng cứ trong hồ sơ còn rất nhiều mâu thuẫn, chưa phản ánh được toàn bộ diễn biến hành vi phạm tội của bị can và sự việc liên quan đến vụ án, nhưng KSV không phát hiện kịp thời để yêu cầu CQĐT đấu tranh với người làm chứng, người bị hại, bị can nhằm làm rõ mâu thuẫn trong các lời khai đó.

Trong quá trình THQCT đối với các tội giết người, VKS vẫn chưa kịp thời phát hiện thiếu sót của CQĐT trong việc tuân thủ các quy định của BLTTHS hoặc khi phát hiện vi phạm, thiếu sót thì những kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu của VKS đối với CQĐT về việc khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật trong q trình điều tra cịn nể nang. Cịn thiếu chủ động, nể nang, chưa kiên quyết, dẫn đến hoạt động thu thập chứng cứ, sử dụng, đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm của CQĐT chưa đầy đủ và chặt chẽ, có những vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục tố tụng, gây khó khăn cho cơng tác giải quyết án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các trường hợp điều tra lại, điều tra bổ sung, đình chỉ điều tra đối với các vụ án giết người trong thời gian qua.

Đối với một số vụ án liên quan đến các tội giết người việc xác định thương tích trên cơ thể nạn nhân có ý nghĩa rất quan trọng để quy kết hành vi đó có phải là tội phạm giết người hay không. Nhưng trong một số vụ án, VKS không chú ý đến nội dung thủ tục trưng cầu giám định của CQĐT. Do đó, đến

khi kết thúc điều tra mới phát hiện nên phải trả hồ sơ để tiến hành trưng cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Thứ tư, việc thu thập lấy mẫu để giám định khả năng nhận thức của các

đối tượng thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả chết người cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nó xác định đúng tội danh cần xử lý. Có vụ án đối tượng sử dụng ma túy đá, gây ảo giác nên thực hiện hành vi giết bố, mẹ, sau đó bị bắt giữ, KSV đã khơng kịp thời trao đổi, yêu cầu ĐTV lấy mẫu nước tiểu để tiến hành thử chất ma túy và tiến hành xác minh khả năng nhận thức của bị can. Kết thúc giai đoạn điều tra bị can phản cung khai báo khơng sử dụng ma túy. Vì vậy để xác định sự thật khách quan đối với vụ án thì VKS đã nhận định một người hồn tồn tỉnh táo thì khơng có thể thực hiện hành vi trên. Do đó trong thời điểm thống kê từ năm 2014 đến năm 2018, VKS trả hồ sơ để CQĐT tiến hành xác minh và trưng cầu giám định tâm thần 02 vụ/02 bị can, dẫn đến việc vụ án phải kéo dài thời gian giải quyết.

* THQCT đối với hoạt động khởi tố bị can đối với các tội giết người

Bên cạnh việc khởi tố vụ án thì VKSND tỉnh Quảng Ninh đã phải kiểm sát chặt chẽ các quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra để nhằm hạn chế những vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong việc khởi tố bị can về các tội giết người; bảo đảm việc khởi tố có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật bởi quyết định khởi tố bị can trực tiếp hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp thuộc về nhân thân người bị khởi tố.

Nội dung mà VKS tiến hành THQCT và kiểm sát khởi tố bị can đối với các tội giết người ở tỉnh Quảng Ninh cho thấy đã có căn cứ và hợp pháp quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều điều tra. Để hoạt động THQCT và kiểm sát được chặt chẽ đúng với yêu cầu của pháp luật, trước hết VKS phải xác định được hành vi của bị can thông qua việc nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong

hồ sơ rồi đối chiếu với quy định của BLHS để xem xét một cách khách quan toàn diện vụ án giết người.

Khởi tố bị can về các tội giết người cũng như khởi tố bị can về một tội phạm được qui định trong BLHS đều phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản về cấu thành tội phạm như trên. Tuy nhiên, khởi tố bị can về các tội giết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 58)