Những vi phạm, sai lầm trong thực hành quyền công tố đối với các tội giết người tại tỉnh Quảng Ninh và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 63)

các tội giết người tại tỉnh Quảng Ninh và nguyên nhân

2.3.3.1. Những vi phạm, sai lầm

Hoạt động THQCT trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và xem xét phê chuẩn các lệnh, quyết định còn xảy ra trường hợp bắt, tạm giữ nhưng chưa có căn cứ để xử lý hình sự dẫn đến phải trả tự do, cụ thể là trường hợp Nguyễn Văn Khánh bị bắt khẩn cấp sau đó bị tạm giữ về hành vi cùng đồng phạm giết người. Nhưng trong thời gian tạm giữ 09 ngày, Cơ quan điều tra và VKS chưa làm rõ được Khánh có đồng phạm về hành vi giết người nên chưa đủ căn cứ khởi tố bị can để điều tra, nên phải trả tự do cho Khánh.

Quá trình khởi tố, điều tra, truy tố một số vụ án chưa nâng cao trách nhiệm chưa gắn công tố với điều tra nên còn để xảy ra việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Điển hình là vụ án Lê Văn Dũng bị khởi tố về tội Giết người và Cướp tài sản theo quy định tại Điều 93, 133 BLHS năm 1999. Theo hồ sơ thì ngày 25/9/2014, Dũng có hành vi dùng dao đe dọa chị Phạm Thị Hiền để lấy tài sản, khi bị chị Hiền chống cự thì Dũng dùng dao đâm chị Hiền làm chị Hiền bị chết tại chỗ. Quá trình điều tra, do Điều tra viên và Kiểm sát viên quá trình khám nghiệm tử thi đối với chị Hiền chưa kỹ về dấu vết của vết thương có phải do con dao của Dũng đâm hay không nên khi kết thúc điều tra để truy tố thì VKS phải trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung về khai quật tử thi để điều tra làm rõ xử lý. (Nguồn Hồ sơ KSĐT - VKSND tỉnh Quảng Ninh).

Quyết định truy tố bằng bản cáo trạng vẫn có vụ mặc dù tội danh truy tố đối với bị can là đảm bảo nhưng điểm khoản để áp dụng khi truy tố đối với bị can chưa chính xác dẫn đến Tịa án tuyên án áp dụng điểm khác trong cùng một điều luật truy tố.

Hoạt động kháng nghị được quan tâm nhưng vẫn cịn có vụ án VKS cùng cấp khơng phát hiện để kháng nghị về các tội giết người bị cấp phúc

thẩm hủy, sửa để điều tra xét xử lại, cụ thể: Ngày 13/9/2018, Dương Văn Soạn có hành vi lấy 01 quả mìn châm cháy rồi ném vào phía trước tàu, trong khi Soạn biết rõ trên tàu có 03 người, làm khi mìn nổ thì tàu bị chìm ngay, 03 người trên tàu lấy được phao bơi được vào bờ. Trong quá trình xét xử sơ thẩm các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sai tội danh xét xử sơ thẩm về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015. Qua nghiên cứu VKS cấp tỉnh đã kháng nghị theo hướng hủy án sơ thẩm để điều tra lại đối với Soạn về tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015. (Nguồn Hồ sơ KSĐT - VKSND tỉnh Quảng Ninh).

2.3.3.2. Những nguyên nhân của vi phạm, sai lầm * Về nguyên nhân khách quan

Nhận thức và áp dụng các quy định về pháp luật hiện hành của những người tiến hành tố tụng vẫn chưa được đồng bộ nhất là trong việc định tội danh đối với các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe như: hành vi giết người, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnhlàm ảnh hưởng nhiều đến việc phê chuẩn các quyết định tố tụng cũng như xác định điểm khoản điều luật để điều tra, truy tố bị can và quyết định hình phạt trong quá trình xét xử.

* Về nguyên nhân chủ quan

- Các vụ án về các tội giết người đa số đều là hành vi phạm tội giết người nên thẩm quyền giải quyết thuộc về cấp tỉnh. Nên trước hết xem xét về lực lựơng cán bộ để thực hiện giải quyết các vụ án giết người nói riêng này cịn chưa nhiều. Thực tế Phịng 2 - VKSND tỉnh Quảng Ninh khối lượng cơng việc nhiều (tổng số án thụ lý KSĐT trung bình là trên 60 vụ/ năm) nhưng chỉ có 3 KSV trung cấp và 2 KSV sơ cấp và 1 chuyên viên, trong đó có 3 lãnh đạo, tình trạng KSV kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ ngồi ra cịn thực hiện công tác theo dõi án cấp huyện, dẫn đến chất lượng công việc chưa cao. Mặt khác,

còn xảy ra trường hợp lãnh đạo VKS nghe báo cáo án không kỹ, không sâu, không tỷ mỉ, thiếu thận trọng trong việc xem xét các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, có tâm lý thỏa mãn với CQĐT và báo cáo của KSV dẫn đến thiếu sót.

- Cơng tác chủ động phối hợp giữa CQĐT và VKS trong hoạt động THQCT có những thời điểm, ở một số đơn vị hiệu quả chưa cao, làm giảm hiệu lực hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một số VKSND cấp huyện thiếu chủ động trong việc chủ trì phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cịn cứng nhắc, máy móc trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, vẫn cịn tồn tại tình trạng "quyền anh, quyền tơi" nên trong xử lý vụ án thiếu linh hoạt, làm chậm tiến độ điều tra, gây khó khăn cho hoạt động điều tra cũng như cơng tố. Ngược lại, một số đơn vị lại thiên về phối hợp mà thiếu kiên quyết trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hoặc nể nang, né tránh ngại va chạm, VKS phát hiện vi phạm, thiếu sót của CQĐT nhưng khơng kiên quyết sử dụng quyền cơng tố của mình để hủy bỏ các quyết định chưa đủ căn cứ, trái pháp luật của CQĐT, không ban hành kiến nghị, yêu cầu CQĐT chấm dứt vi phạm, dẫn đến việc xử lý vụ án thiếu khách quan, không đầy đủ, vi phạm pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra đối với các vụ án giết người ở tỉnh Nam Định.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KSV còn nặng nề về lý luận, chưa chú ý rèn luyện kỹ năng THQCT và Kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án hình sự nói chung, các vụ án về tội giết người nói riêng, thiếu kiến thức chuyên ngành khác nhất là các tri thức điều tra tội phạm.

- Năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số KSV vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa nắm vững các quy định pháp luật

hình sự và tố tụng hình sự, cịn lúng túng trong thao tác nghiệp vụ. Nhiều trường hợp không xác định đúng đặc trưng của tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm để đánh giá hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay khơng. Việc đánh giá chứng cứ cịn phiến diện, chỉ quan tâm điều tra các chứng cứ buộc tội, khơng xem xét đánh giá tồn diện, đầy đủ các tình tiết vụ án. Do đó khơng đánh giá đúng bản chất của vụ việc, không phát hiện được những mâu thuẫn giữa các chứng cứ đã thu thập để có biện pháp khắc phục. Nhiều KSV chưa tự học hỏi, nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo các quy định của pháp luật cũng như quy chế nghiệp vụ ngành, nhiều việc cịn làm theo thói quen hoặc học theo kinh nghiệm của những người trước đó mà khơng cập nhập các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn mới để kịp thời thực hiện.

- Một số KSV được phân công THQCT đối với các vụ án về các tội giết người, quá trình thực hiện nhiệm vụ có biểu hiện làm cho qua, có khi chỉ tiến hành xong các thủ tục ban đầu như phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam...sau đó gần như mặc cho điều tra viên tiến hành điều tra, mọi diễn biến liên quan đến việc giải quyết vụ án của điều tra viên hoặc cơ quan điều tra gần như khơng quan tâm, bng lỏng, khơng nắm chắc q trình, tiến độ điều tra; hoặc chưa có sự chủ động để vạch ra hướng điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện với mục tiêu điều tra vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật; cịn thụ động chờ án. Khi vụ án được cơ quan điều tra kết thúc điều tra, chuyển đến VKS đề nghị truy tố thì KSV mới nghiên cứu hồ sơ. Do đó, chất lượng THQCT các vụ án hình sự nói chung, đối với các vụ án về các tội giết người nói riêng cịn chưa cao, dẫn đến vẫn cịn có vụ án bị Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 của luận văn này tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh làm rõ thực trạng THQCT đối với các tội giết người của VKSND tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm (từ năm 2014 - 2018), qua đó thấy rõ kết quả đạt được trong hoạt động này với nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp của nhà nước ta đặt ra thì hoạt động THQCT đối với các tội giết người trong những năm qua cịn có một số những tồn tại, hạn chế yếu kém nhất định, chưa đáp ứng được công cuộc cải cách tư pháp như mong muốn. Những thiếu sót hạn chế đó xuất phát từ nguyên nhân chủ quan có và nguyên nhân khách quan cũng có. Thơng qua những thiếu sót, tồn tại này chúng ta thấy cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác THQCT đối với các tội giết người của VKSND tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tiếp theo.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 63)