Nhận thức của nhân dân về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

chống tội phạm

Muốn đạt hiệu quả thì nhận thức của nhân dân về thực thi trách nhiệm của một công dân trước nhà nước và pháp luật là rất quan trọng Một khi công dân làm tốt những điều này, tỷ lệ tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực xâm phạm tính mạng nói riêng sẽ giảm thiểu một cách đáng kể, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cơng tác THQCT đối với các vụ án về các tội giết người qua đó cũng giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản... của mọi người dân.

Tiểu kết chương 1

Thông qua nghiên cứu cũng như phân tích khái niệm THQCT nói chung và THQCT đối với các tội giết người nói riêng, luận văn đã đưa ra được khái niệm THQCT đối với các tội giết người, cụ thể: THQCT đối với các tội giết người là chức năng của VKS được bắt đầu từ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến khi bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật, mà khi thực hiện chức năng đó, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, nhằm buộc tọi người xâm phạm tính mạng con người mà pháp luật hình sự quy định là một trong các tội giết người.

Qua đó cịn phân tích đối tượng, phạm vi, nội dung, vai trò của THQCT đối với các tội giết người để làm cơ sở nghiên cứu thực trạng THQCT đối với các tội giết người này từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh.

Trong chương này, tác giả còn phân biệt hai chức năng là THQCT với kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý về các tội giết người, qua đó làm rõ được mối quan hệ biện chứng giữa hai chức năng này để vận dụng đạt hiệu quả trong thực tiễn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)