Yêu cầu của cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 64)

Pháp luật hình sự của nước ta hiện nay về cơ bản đã thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp của Đảng. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có VKSND chưa thể hiện đầy đủ chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, đã gây khơng ít khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tố tụng trong hoạt động áp dụng pháp luật. Do đó, hoạt động THQCT đối với các vụ án về các tội giết người của VKSND tỉnh Quảng Ninh phải qn triệt sâu sắc chính sách hình sự và chủ trương cải cách tư pháp của Đảng: Đối với các quy định của pháp luật hiện hành đã cơ bản phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật có hiệu lực trên thực tế và phát huy vai trò trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội giết người nói riêng; đối với các quy định chưa phù hợp hoặc chưa thể chế hóa đầy đủ các yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng thì

trách nhiệm của VKSND tỉnh Quảng Ninh và trực tiếp là các KSV phải vận dụng một cách linh hoạt, kiên quyết loại bỏ tư duy cứng nhắc trong THQCT làm ảnh hưởng xấu tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị can cũng như người tham gia tố tụng khác. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp như giảm thiểu oan, sai và tránh bỏ loạt tội phạm, hoạt động công tố trước hết phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về “tăng cường trách nhiệm công tố phải triển khai thực hiện nghiêm túc Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2015, trong đó, chú trọng thực hiện có hiệu quả một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp là nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)