Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 76)

Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền năng pháp lý được quy định trong pháp luật tố tụng hiện hành. Qua thực tế do nhiều lý do khách quan khác nhau vẫn cịn có trường hợp nhận thức, đánh giá về vụ án chưa được thống nhất, còn diễn ra tình trạng "Quyền anh, quyền tơi" trong q trình giải quyết các vụ án giết người. Do vậy, việc tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án trong hoạt động điều tra, xét xử các vụ án về các tội giết người là cần thiết để cho cơng tác phối hợp đạt kết quả tốt góp phần có hiệu quả trong đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, nhất là các tội phạm giết người nói riêng.

Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra phải nhận thức và thực hiện nghiêm túc các qui định trong BLTTHS và Thông tư 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA- BQP ngày 19/10/2018 về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS trong việc thực hiện một số qui định của BLTTHS năm 2015 cũng như Qui chế phối hợp trong công tác giữa ba ngành Cơng an-VKS-Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong đấu tranh phòng chống tội phạm và trong điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự.

tơn trọng chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành theo qui định của pháp luật. Trong quan hệ này cần chú ý khắc phục hai thái cực, hoặc là quá nhấn mạnh quan hệ phối hợp mà hạn chế tính chế ước, độc lập trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành hoặc không chú trọng quan hệ phối hợp, nhấn mạnh quyền năng pháp lý của mỗi ngành.

Lãnh đạo hai ngành (VKS và Cơng an), cần có sự trao đổi, quan tâm cử những Điều tra viên, KSV có năng lực, có kinh nghiệm và có trách nhiệm cao để tiến hành tố tụng. Lãnh đạo VKS và lãnh đạo cơ quan điều tra cần tham gia chỉ đạo trực tiếp các hoạt động điều tra. Việc chỉ đọc hồ sơ hoặc nghe báo cáo sẽ rất khó khăn cho việc ra các quyết định, chỉ đạo điều tra. Lãnh đạo VKS phải chỉ đạo trực tiếp mới có đủ niềm tin khi đánh giá chứng cứ, khi nhận định đối tượng gây án.

Trong nhiều vụ án liên quan đến hành vi giết người, trong những thời điểm khó khăn, khi lãnh đạo cơ quan điều tra còn đắn đo, do dự trong việc áp dụng biện pháp điều tra, biện pháp ngăn chặn thì việc phối hợp của lãnh đạo VKS là rất cần thiết. Với năng lực phân tích, đánh giá chứng cứ, bản lĩnh nghề nghiệp, niềm tin nội tâm, lãnh đạo VKS cần quyết định để cho cơ quan điều tra thực hiện một số biện pháp nghiệp vụ cần thiết để hoạt động điều tra có hiệu quả. Từ đó uy tín VKS được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ trong việc giải quyết các vụ án khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 76)