Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử về các tội giết ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)

hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử về các tội giết người

Xét xử vụ án đối với các tội giết người là giai đoạn điều tra công khai, trực diện, có sự tham gia của nhiều cơ quan tiến hành tố tụng và nhiều người tiến hành tố tụng. Đây là giai đoạn chuyển hóa tồn bộ chứng cứ được thu

thập được trong quá trình điều tra, kết hợp với thẩm vấn và tranh luận trực tiếp tại phiên tịa, nhằm mục đích chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Khoản 1 Điều 266 BLTTHS năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm gồm có: Cơng bố cáo trạng, cơng bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa; Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Khoản 2 Điều 266 BLTTHS năm 2015 quy định: Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Bổ sung chứng cứ mới; Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị; Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp; Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật.

Như vậy theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử rất phong phú và phức tạp. Kết quả của hoạt động này có ý nghĩa với Tịa án trong việc ra một bản án chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)