Đầu tư phương tiện, kỹ thuật cho công tác điều tra, truy tố, xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 81)

Thực hiện chủ trương "Nhà nước đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước", trong những năm gần đây, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã được VKSND Tối cao quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc theo hướng khang trang hơn, hiện đại hơn. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và BLTTHS. Đơn cử, theo quy định của BLTTHS cũng như theo yêu cầu của VKSND tối cao thì VKS tỉnh trong THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án liên quan đến hành vi giết người phải tham gia đầy đủ các cuộc khám nghiệm hiện trường, tử thi; tăng cường hoạt động kiểm sát trực tiếp tại các nơi tạm giữ, tạm giam v.v.. dẫn đến nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại cũng như kinh phí phục vụ đi lại sẽ tăng lên; hoặc chế độ báo cáo ngày càng đặt ra khẩn cấp hơn, nhiều hơn... trong khi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phương tiện liên quan cịn hạn chế thì chắc chắn khó đáp ứng được như u cầu. Thực tế, trụ sở làm việc có đơn vị cịn có số phịng làm việc và phịng nghiệp vụ khơng đủ, khơng đáp ứng yêu cầu; số ô tô phục vụ công vụ còn hạn chế, tập trung phục vụ chủ yếu cho các hoạt động nghiệp vụ của VKS tỉnh; nhiều trang thiết bị khác như bàn ghế làm việc, máy vi tính, máy photo đều đã được trang bị từ lâu, chất lượng dần đi xuống.. Trong khi đó, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và việc tăng thẩm quyền cho VKSND cấp tỉnh địi hỏi phải có sự đầu tư mạnh hơn nữa về cơ sở vật chất, trang bị làm việc cho VKSND tỉnh Quảng Ninh.

Vì vậy, trong thời gian đến, đề nghị Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ hỗ trợ, trang thiết bị làm việc cho ngành Kiểm sát tỉnh Nam Định. Đồng thời, toàn ngành phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo đảm việc quản lý, sử dụng tài sản hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực. Ở góc độ địa phương, VKSND tỉnh cũng cần có sự vận dụng linh hoạt các khoản tài chính của ngành và sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc phục vụ cơng tác nghiệp vụ nhiều hơn nữa, có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động THQCT của VKSND tỉnh Quảng Ninh đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Tiểu kết chương 3

Từ những phân tích thực trạng hoạt động THQCT các vụ án về các tội giết người của VKSND tỉnh Quảng Ninh, đánh giá về nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực hoạt động này, luận văn đưa ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm hoạt động THQCT đối với các tội giết người đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Các nhóm giải pháp mà tác giả đưa ra là: Nhóm giải pháp về tăng cường cơng tác hướng dẫn áp dụng BLHS về các tội giết người và BLTTHS năm 2015 có liên quan đến THQCT, theo đó tác giả đề xuất một số nội dung hướng dẫn trong định tội danh giết người và cũng như thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự thời gian tới. Giải pháp tiếp theo là tiếp tục cải cách về tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng. Cuối cùng là nhóm giải pháp đầu tư, phương tiện và trang bị cơ sở vật chất phục vụ THQCT đạt hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Thực hành quyền cơng tố của VKSND đối với tội phạm nói chung và các tội giết người nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta đã khẳng định: VKSND thực hiện hai chức năng cơ bản là THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, khơng chỉ vậy cịn u cầu phải “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Đây là một trong những căn cứ để luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản nhất về THQCT đối với các vụ án về các tội giết người của VKSND tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu vấn đề này tác giả tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung về quyền công tố, THQCT của

VKSND là cơ sở, nền tảng để tác giả phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố bảo đảm THQCT của các vụ án về các tội giết người của VKSND là cơ sở, nền tảng để phân tích thực trạng và đưa giải pháp cơ bản đảm bảo việc THQCT đối với các tội giết người.

Thứ hai, luận văn đã phân tích đánh giá kết quả thực tiễn THQCT trong

giải quyết các tội giết người của VKSND tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc nghiên cứu các báo cáo thống kê trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018. Trước khi đi vào kết quả thực tiễn, luận văn đã khái quát đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và cơng tác THQCT đối với các tội giết người nói riêng. Tóm tắt những kết quả THQCT về các tội giết người mà VKSND tỉnh Quảng Ninh đã đạt được và những hạn chế tồn tại cần khắc phục để THQCT được hoàn thiện hơn.

Thứ ba, từ những vấn đề thực trạng, luận văn đã đưa ra những giải pháp

quan tâm chỉ đạo và tiến hành đồng thời thì chắc chắn cơng tác THQCT của ngành kiểm sát nói chung và của VKSND tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, xứng đáng với vai trò, trọng trách của một cơ quan công tố, bảo vệ pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.

Mặc dù luận văn chưa phải là đầy đủ và sâu sắc về lý luận, nhưng luận văn cũng đã nghiên cứu, phân tích, đưa ra các yêu cầu giải pháp nhằm nân cao hiệu quả của hoạt động THQCT đối với các tội giết người. Về mặt thực tiễn, những nội dung nghiên cứu có trong đề tài này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo Kiểm sát viên, phục vụ cho cơng tác nghiên cứu hồn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò của VKSND trong hoạt động THQCT các vụ án hình sự nói chung và các tội giết người nói riêng, nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm và trong tiến trình cải cách tư pháp của đất nước ta.

Những nội dung được nghiên cứu trong luận văn này là kết quả nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi; sự hướng dẫn nghiêm túc và tận tình của người hướng dẫn khoa học cũng như sự giúp đỡ đầy tinh thần trách nhiệm của bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian hạn hẹp, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, quý thầy cô và đồng nghiệp để bản thân tơi có thể vận dụng tốt đề tài này vào trong thực tiễn công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với các tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)