1.1 .TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.2. Giới thiệu về quy trình kiểm toán BCTC tại công ty ECOVIS AFA
VIETNAM
Phương pháp thực hiện
Công ty thực hiện cuộc kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu liệu BCTC của Công ty khách hàng được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán khác có liên quan tại Việt Nam. Cuộc kiểm toán được thực hiện dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh, hệ thống KSNB và các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán và để giúp cho việc đánh giá rủi ro, Công ty
thực hiện việc dự đoán và phân tích tổng quát. Với một số lượng lớn các công cụ dự đoán sẵn có, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp xác định được các vấn đề tiềm tàng và tăng cường sự hiểu biết sâu sắc đạt được trong suốt quá trình kiểm toán. Phương pháp tiếp cận này cũng phù hợp với các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về tính hợp lý và tính minh bạch.
Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện kiểm toán
Quy trình kiểm toán được chia thành 5 giai đoạn như sau:
Bảng 2.1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại ECOVIS AFA VIETNAM
Giai đoạn Nội dung
1 Đánh giá và chấp nhận khách hàng
Thu thập thông tin tổng quan về khách hàng
Quyết định có chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng
Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính độc lập
Xem xét các điều kiện tiên quyết của cuộc kiểm toán hoặc soát xét
Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm
Thống nhất phạm vi công việc trong hợp đồng kiểm toán
Xem xét nhân sự thực hiện và cơ cấu của cuộc kiểm toán bao gồm số lần thực hiện kiểm toán và
sự cần thiết sử dụng chuyên gia
2 Tiền kế hoạch
Hiểu biết về khách hàng
Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan
Xem xét hoạt động và chiến lược kinh doanh
Thủ tục phân tích tài chính ban đầu
Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội, bao gồm cả hệ thống kế toán
Chính sách kế toán
Xác định các chu trình kinh doanh, tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh
Kiểm toán nội bộ
Công nghệ thông tin
Tổ chức cung cấp dịch vụ
3 Kế hoạch
Xác định mức trọng yếu
Xác định các phần hành của báo cáo tài chính và cơ sở dẫn liệu
Đưa ra các giải pháp thực hiện đối với rủi ro đã được đánh giá
Xác định chiến lược kiểm toán, thủ tục kiểm toán
Sử dụng công việc của các chuyên gia kiểm toán
Thông báo kế hoạch kiểm toán đến Ban giám đốc của khách hàng
4 Thực hiện Các thử ngiệm – Giao dịch, Tài khoản và Thuyết minh
Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
Thực hiện thủ tục phân tích chính yếu
Kỹ thuật kiểm toán “Sampling and JSSD”
Kỹ thuật kiểm toán Scoping
Kiểm tra chi tiết
Xác nhận bên ngoài
Ước tính kế toán
Các bên liên quan
Rủi ro sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo tài chính
Số dư đầu năm và sự nhất quán của chính sách kế toán
Các thử nghiệm ảnh hưởng toàn doanh nghiệp
Hoạt động liên tục
Tuân thủ pháp luật và các quy định
Kiện tụng và bồi thường
Các sự kiện sau ngày kết thúc niện độ
Các cam kết và các khoản mục tiềm tàng
5 Hoàn thành và kết thúc
Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán
Thủ tục phân tích sau kiểm toán
Hoàn thành việc xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ, công nợ tiềm tàng và tính hoạt động liên tục
Xem xét việc tuân thủ pháp luật và các quy định
Tổng hợp các vấn đề cần trao đổi với partner
Trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính
Xin ý kiến của chuyên gia tư vấn
Thu thập Thư giải trình của Ban giám đốc
Hình thành ý kiến kiểm toán
Trao đổi với Ban Giám đốc và Ban quản trị
Phát hành và chuyển giao báo cáo
Thông tin khách trong báo cáo tài chính được kiểm toán
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN ECOVIS AFA VIỆT
NAM THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG ABC
Do đặc điểm khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán – Thẩm định giá và tư vấn ECOVIS AFA Việt Nam có nguồn doanh thu chủ yếu từ cung cấp dịch vụ nên đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền thu về và sẽ thu về từ việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng. Trong đó quá trình tiêu thụ được coi là kết thúc khi đơn vị mua chấp nhận thanh toán.
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm trừ bán hàng và giá trị hàng bán bị trả lại.
Việc thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán ECOVIS AFA VIETNAM đều có liên quan đến 5 bước trong quy trình kiểm toán chung được nêu ở trên. Để nghiên cứu về thực trạng công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do ECOVIS AFA VIETNAM thực hiện, tôi xin trình bày các bước kiểm toán khoản mục doanh thu được áp dụng tại đơn vị khách hàng. Nhằm đảm bảo độ bảo mật cho số liệu của đơn vị khách hàng nên phía Công ty TNHH Kiểm toán – Thẩm định giá và tư vấn ECOVIS AFA VIỆT NAM yêu cầu giữ bí mật tên khách hàng, và từ đây sẽ tạm gọi là Công ty Cổ phần ABC.
Một số nội dung tổng quan về Công ty Cổ phần ABC
Công ty Cổ phần ABC là đơn vị sự nghiệp được phép hoạt động theo Quyết định số 213/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam ngày 25 tháng 01 năm 1997. Công ty được cổ phần hoá theo Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 20/07/2016 của UBND Tỉnh Quảng Nam và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4001xxxxxx ngày 04 tháng 01 năm 2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Nam cấp và các Giấy phép thay đổi sau đó với lần thay đổi gần nhất vào ngày 19 tháng 04 năm 2019.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần (có một phần vốn đầu tư Nhà nước, ngoài ra còn có 1 số ít các cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phần).
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014 TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ tài chính.
Cụ thể như sau:
Trụ sở chính đăng ký hoạt động kinh doanh của Công ty được đặt tại Ngã ba cây Cốc, Huỳnh Thúc Kháng, Thị Trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 24 nhân viên (tại ngày 31/12/2019 là 24 người).
Lĩnh vực kinh doanh: kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ và đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa.
Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là:
Kiểm tra và phân tích kỹ thuật. Chi tiết: Kiểm định để cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới lưu hành, thiết bị chuyên dùng lắp trên xe cơ giới; xe, máy chuyên dùng và phương tiện thủy nội địa theo quy định; giám sát đóng mới, cải tạo phương tiện thủy nội địa theo phân cấp của Cục Đăng kiểm Việt Nam; nghiệm thu, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định của Bộ GTVT; đánh giá tình trạng kỹ thuật xe cơ giới theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc đề nghị của chủ phương tiện.
Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Chi tiết: dịch vụ tư vấn thiết kế cải tạo, đóng mới phương tiện xe cơ giới lưu hành.
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: mua bán thiết bị chuyên dùng gắn trên ô tô.
Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm. Chi tiết: Đại lý bảo hiểm ô tô, tàu thuỷ và phương tiện vận tải khác.
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác.
doanh xăng, dầu.
Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
2.2.1. Giai đoạn 1: Đánh giá và chấp nhận khách hàng
Trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc quyết định việc tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại, KTV cần tiến hành thu thập các thông tin chung về khách hàng như lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, thông tin về BGĐ và Ban quản trị, những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán năm trước (nếu có) và ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán năm hiện hành,… KTV có thể thu thập các thông tin này thông qua các nguồn như báo cáo thường niên, BCTC, website của công ty…; phỏng vấn, trao đổi với BGĐ công ty, KTV tiền nhiệm. Ngoài ra, KTV cũng phải xem xét về năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán, việc tuân thủ các quy định và chuẩn mực có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Từ đó, KTV sẽ trả lời các câu hỏi được đặt ra để đánh giá và đưa ra kết luận có chấp nhận hay tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng đó không.
Với những khách hàng mới, KTV sẽ thực hiện trên biểu mẫu 200.MPQ Bảng câu hỏi đánh giá về việc chấp nhận khách hàng. Sau khi trả lời được các câu hỏi trong bảng hỏi của GLV về việc chấp nhận khách hàng, KTV có thể đánh giá được sơ bộ rủi ro của hợp đồng kiểm toán là thấp hay cao để quyết định việc chấp nhận khách hàng mới và KTV sẽ thực hiện việc đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán thông qua việc trình bày vào GLV mẫu số 210.MPQ Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán.
Còn với những khách hàng cũ, KTV sẽ không cần thực hiện những bước như trên do là khách hàng đã từng kiểm toán nên thông tin của khách hàng sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán thường niên mà KTV chỉ cần bổ sung, cập nhật vào những thay đổi lớn của công ty khách hàng có ảnh hưởng đến BCTC như thay đổi BGĐ, kế toán trưởng,... để xem xét việc duy trì khách hàng. Việc cập nhật được KTV thực hiện trong GLV mẫu số 230.MPQ Tiếp tục khách hàng thường niên (Phụ lục số 01).
Sau khi đánh giá về rủi ro của hợp đồng kiểm toán và ở mức thấp và KTV chấp nhận kiểm toán thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Tiếp đến, công ty kiểm toán tiến hành phân công nhóm kiểm toán bao gồm những KTV và trợ lý KTV có năng lực và chuyên môn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng, xem xét về việc có mời chuyên gia hay không và đánh giá vè tính độc lập của KTV và trợ lý kiểm toán thông qua việc hoàn thành GLV mẫu số 225.MPQ Ký xác nhận về việc đảm bảo
tính độc lập (Phụ lục số 02).
Kết quả thực hiện đối với Công ty Cổ phần ABC:
Công ty Cổ phần ABC là công ty khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán - Thẩm định giá và Tư vấn ECOVIS AFA VIETNAM nên KTV sẽ dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, và sử dụng các bảng câu hỏi như trên để cập nhật vào những thay đổi mang tính trọng yếu của công ty như cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi về nhân sự, chính sách kế toán,.. để xem xét việc có duy trì khách hàng này hay không.
Sau các bước tìm hiểu và thông qua trả lời các vấn đề trong bảng câu hỏi mà KTV nhận thấy công ty ABC có hệ thống sổ sách kế toán của khách hàng được tổ chức tốt. Ban Tổng giám đốc theo sát và điều hành mọi hoạt động của công ty và không có bất đồng hay tranh cãi quan trọng nào xảy ra giữa Ban Tổng giám đốc và các cổ đông được phát hiện, không có thay đổi đáng kể nào về nhân sự của những vị trí tài chính quan trọng. Không có giao dịch lớn bất thường với bên có liên quan, chưa có thông tin đáng nghi ngại về tính chính trực của Ban Tổng giám đốc...
Lịch kiểm toán là phù hợp để nhóm kiểm toán có thể hoàn thành công việc. Các khoản mục trọng yếu trên BCTC của khách hàng không yêu cầu có sự xác nhận từ các chuyên gia độc lập. Công việc kiểm toán không có liên quan đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, không có liên quan đến phát hành chứng khoán lần đầu hoặc mua bán cổ phần giữa các cá nhân. Hoạt động kinh doanh của khách hàng không yêu cầu kiến thức chuyên ngành đặc biệt. Không có bất kỳ yếu tố nào liên quan đến tính độc lập của KTV ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụ cho khách hàng. KTV đã đánh giá sơ bộ về rủi ro của hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng này ở mức thấp.
Bảng 2.2: Trích giấy làm việc mẫu số 210.MPQ từ hồ sơ kiểm toán Công ty Cổ phần ABC năm 2020
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN ECOVIS AFA VIỆT NAM
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2020
Nội dung: Đánh giá và chấp nhận khách hàng
210.MPQ
Tham chiếu Tên Ngày
Người thực hiện NNN 29/11/2020
Người soát xét 1 BTTL 29/11/2020
Người soát xét 2
STT Quy trình kiểm toán
Kết quả Có/ Không/Không
có câu trả lời
Ghi chú
A. Quyền sở hữu, quản lý và những người bị buộc tội quản trị
1
Ban giám đốc, những người có trách nhiệm Quản lý công ty có thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm đối với môi trường KSNB, BCTC, hoạt động quản lý hoạt động Kinh doanh hay ko?
BGĐ theo sát và điều hành mọi hoạt động của công ty.
2
Có những bất đồng hay tranh cãi quan trọng nào giữa Ban giám đốc và cổ đông hay ko?
Không có bất đồng hay tranh cãi quan trọng nào xảy ra giữa BGD và các thành viên góp vốn được phát hiện
3
Nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm quản lý hoặc CSH chiếm phần đa số có phải báo cáo thường xuyên cho công chúng, nhà đầu tư, bên thứ 3 hoặc chủ sở hữu vắng mặt, CSH khống
chế hay không?)
Đơn vị có trách nhiệm báo cáo thường xuyên tình hình hoạt đồng cho Hội đồng thành viên.
…. …… …. …..
27
Liệt kê tất cả những ước tính thực hiện bởi khách hàng (như là bảo hành, lỗ vay vốn, hợp đồng dài hạn, phí nghiên cứu và phát triển, đánh giá giá trị hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi...
Y - Bảo hành
- Dự phòng
B. Tình hình hoạt động và kinh doanh của khách hàng