Hiện nay, việc nâng cao chất lượng hoạt động TTQT sẽ góp phần mở rộng và phát triển thị phần của một NHTM, và dẫn đến mục đích cuối cùng là mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng.
Chính vì vậy, khi phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị phần TTQT của NHTM ta phải có sự kết hợp giữa nhóm chỉ tiêu phản ánh thị phần của ngân hàng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng đó như tỷ lệ tăng trưởng doanh số của hoạt động TTQT: phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ TTQT.
Và doanh thu từ hoạt động TTQT phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT, khi thực hiện nghiệp vụ TTQT ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định, phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động TTQT càng lớn, càng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu tốc độ gia tăng công nghệ tương đối quan trọng, là cơ sở để phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích, tiên tiến, chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ xử lý nghiệp vụ TTQT. Công nghệ hiện đại sẽ giúp cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác an toàn, giảm chi phí trung gian, tăng năng suất, tăng hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng thu nhập.
Mức độ đa dạng của sản phẩm hoạt động TTQT đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng thêm thu nhập của ngân hàng qua thu các phí dịch vụ, phí thanh toán.
Chỉ tiêu tỷ trọng của từng phương thức TTQT cho biết phương thức thanh toán nào được khách hàng sử dụng nhiều nhất và chất lượng phục vụ tốt nhất. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các tư vấn cho khách hàng khi lựa chọn phương thức thanh toán cho giao dịch và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng minh để từ đó tăng được doanh số thanh toán và mở rộng được thị phần của ngân hàng.
Hơn nữa, chất lượng của hoạt động TTQT đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT, mức độ sai sót, mức độ áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, quy chế, quy trình trong TTQT, mức độ rủi ro trong KDĐN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã cho ta thấy cái nhìn tổng quan về vai trò quan trọng của hoạt động TTQT đối với các NHTM. Tuy nhiên, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động TTQT và phát triển thị phần TTQT tại mỗi ngân hàng là một vấn đề tương đối phức tạp vì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Bên cạnh đó, các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần cho ngân hàng mình. Vì vậy, để phát triển thị phần TTQT của các NHTM, cần phải giải quyết ở tầm vĩ mô của Nhà nước và các nhân tố nội tại của ngân hàng.
Cụ thể, chương 1 luận văn đã tập trung phản ánh các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phương thức TTQT.
- Các vấn đề liên quan đến thị phần TTQT của NHTM: Khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá, như các điều kiện cơ bản để duy trì và mở rộng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của NHTM.
Từ đó những lý luận đó, tôi sẽ áp dụng để phân tích và đánh giá thực trạng của NHCTVN, và đề xuất những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện và phát triển thị phần TTQT của các NHTM.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỊ PHẦN THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TẠI