Thương Việt Nam
Theo quyết định số 28/NH-QĐ ngày 16/3/1991 và Quyết định số 87/NH-QĐ ngày 6/7/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, NHCTVN được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng quốc tế như nhận tiền gửi và cho vay ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, TTQT, bảo lãnh nước ngoài và các dịch vụ TTQT khác.
Hơn 20 năm hoạt động TTQT tại NHCTVN (Vietinbank) đang ngày càng được mở rộng và phát triển. Doanh số hoạt động thanh toán XNK của NHCTVN không ngừng được phát triển qua các năm.
Bảng 2.1: Doanh số thực hiện thanh toán quốc tế tại Vietinbank
Đơn vị: triệu USD
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh số TTQT 28.000 32.000 32.600 37.621 42.100
Tốc độ phát triển 14,29% 1,88% 15,40% 10,64%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013, 2014 và Báo cáo nội bộ năm 2015 của Phòng TTQT tại Vietinbank)
Biểu trên cho ta thấy sự tăng trưởng hoạt động TTQT tại NHCTVN qua các năm 2011 đến 2015. Doanh số TTQT năm 2015 cao gấp 1,5 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng từ năm 2013 tốc độ tăng trưởng TTQT đã bị giảm đi. Trong năm này, doanh số TTQT đạt 32.600 triệu USD, chỉ tăng khoảng 600 triệu USD (tăng 1,88%) so với năm 2012. Qua năm 2013, tuy tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn ổn định nhưng ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, với kinh nghiệm, uy tín và những chính sách hợp lý đã thu hút phần đông khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt ngoại tệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thu hút khách hàng mới của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến doanh số TTQT của ngân hàng. Vì lý do này nên khách hàng đến giao dịch tại NHCTVN không tăng thêm nhiều, làm cho doanh số cũng vẫn giữ ở mức như năm trước. Nhưng năm 2014, NHCTVN đã lấy lại đà tăng trưởng một cách ngoạn mục, doanh số TTQT đạt 37.621 triệu USD, tăng 5.021 triệu USD so với năm 2013 (tức tăng 15,40 %).
Năm 2015, tổng doanh số TTQT của NHCTVN đạt 42,1 tỷ đô la Mỹ (USD), tăng 10,64% so với năm 2014. Trong khi đó, tổng phí dịch vụ TTQT (chưa bao gồm Bảo lãnh trong nước) đạt 538,44 tỷ đồng, tăng 17,08% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là thành công không nhỏ về mặt kinh tế. Cũng trong năm 2015, NHCTVN đã phát triển các sản phẩm chuyên biệt như: Chuyển tiền châu Á trong ngày, bảo lãnh thanh toán cho các đại lý của Tổng Công ty Xăng dầu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tôn Hoa Sen; chương trình tín dụng theo tài trợ với ngân hàng KEXIM… Trung tâm còn hợp tác với Ngân hàng HSBC bảo lãnh cho đại lý phân phối của Coca Cola.
Ngoài ra, doanh số TTQT tăng đều qua các năm là do ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp nhằm thu hút khách hàng của mình. Trong đó, phải kể đến đội ngũ nhân viên không ngừng nâng cao trình độ, được học tập, tập huấn đáp ứng đòi hỏi cao của nghiệp vụ TTQT và nhu cầu của khách hàng. Sự tận tình, vui vẻ, chu đáo, cùng phong cách giao tiếp lịch sự, thực hiện các thao tác nghiệp vụ nhanh chóng đã tạo được sự hài lòng của khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng hơn vào vị trí và tiềm năng của ngân hàng. Ngân hàng không ngừng trang bị máy móc thiết bị hiện đại, mạng thanh toán điện tử nội ngoại tỉnh, mạng liên hàng điện tử (Swift) thực hiện qui trình báo có ngoại tệ đã được hoàn thiện và phát huy được hiệu quả. Và có chiến lược duy trì quan hệ đối với khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.
Phí dịch vụ từ hoạt động TTQT đem lại một nguồn thu không nhỏ cho NHCTVN, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Doanh số thu phí dịch vụ TTQT tại NHCTVN cũng tăng đều qua các năm.
Bảng 2.2: Doanh số thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tại Vietinbank
Đơn vị: trăm triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh số thu phí 1.582 1.697 1.790 2.070 2.960
Tốc độ phát triển 7.27% 5.48% 15.64% 43.00%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013, 2014 và Báo cáo nội bộ năm 2015 của Phòng TTQT tại Vietinbank)
Thu phí dịch vụ từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu năm tăng dần qua các năm. Từ năm 2011 đến 2013, thu phí dịch vụ TTQT tăng đều và chậm, nhưng có sự vượt trội trong năm 2014 đạt 207 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng (tức tăng 15,64%) so với năm 2013.
Nguyên nhân là do tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng tăng lên, trong năm 2014 này thì ngân hàng phải cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn nên đã hạ phí thanh toán để thu hút khách hàng nên tuy việc thanh toán của ngân hàng có tăng lên nhưng phí dịch vụ cũng tăng ở mức độ vừa phải.
Năm 2015 đạt được 296 tỷ đồng, tăng 89 tỷ đồng (tức tăng 43%) so với năm 2014. Nguyên nhân: tình hình chung của bộ phận TTQT đã có những thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian gần đây (qua sự phân tích ở trên).
Bên cạnh đó, tỷ trọng của từng phương thức TTQT của NHCTVN trong 5 năm:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại Vietinbank
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013, 2014 và Báo cáo nội bộ năm 2015 của Phòng TTQT tại Vietinbank)
Trong các phương thức TTQT tại NHCTVN, doanh số thanh toán của L/C nhập khẩu có tốc độ tăng cao qua các năm và là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hoạt động thanh toán XNK.
Trong khi đó, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tuy có tỷ trọng thấp hơn nhưng không ngừng tăng lên qua mỗi năm, cụ thể là năm 2015 cao gần gấp 1.5 lần so với năm 2011. Từ đó, có thể khẳng định uy tín của NHCTVN trong lĩnh vực thanh toán XNK trên trường quốc tế cũng ngày càng được nâng cao.
Song song đó, NHCTVN đã không ngừng mở rộng thị phần của mình.
Bảng 2.3: Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Đơn vị: % Năm Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 Vietinbank 13,85 14,00 14,14 15,10 Vietcombank 24,50 24,90 25,40 25,00 BIDV 13,30 13,60 14,60 14,50 Agribank 6,10 5,30 7,05 7,20 Còn lại 42,25 42,20 38,76 38,20
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và một số NHTM Việt Nam khác)
Năm 2011 NHCTVN đã đạt được thị phần 13,85% và đến năm 2014 là 15,10%. Những con số này là sự tác động của nhiều nhân tố trong đó có những nhân tố mang tính chủ quan của Ngân hàng nhưng cũng phải kể đến các nhân tố khách quan của nền kinh tế.
Theo bảng số liệu trên ta thấy rằng thị phần TTQT của các NHTM nhà nước trong đó có NHCTVN năm 2014 đều có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đối ngoại đầu đàn của Việt Nam, chiếm được uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán đối ngoại có sự sụt giảm nhỏ trong năm 2014. Xét về tổng thể, những năm vừa qua, Vietcombank vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo, duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh của cả nước với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm. Dù sự cạnh tranh khốc liệt về tỷ giá, lãi suất chiết khấu; phí thanh toán, thủ tục thanh toán; dịch vụ chăm sóc, phục vụ khách hàng, v.v...đã làm cho thị phần của Vietcombank bị chia sẻ, nhưng việc Vietcombank giữ được thị phần 1/4 tổng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Hiện nay, hệ thống các NHTM ở Việt Nam đã phát triển, song song đó Việt Nam đã tham gia hiệp định TPP và cộng đồng AEC, những điều này khiến Vietcombank đã phải chia
sẻ thị phần TTQT cho các NHTM khác, tuy nhiên Vietcombank vẫn là NHTM có hoạt động TTQT phát triển nhất ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các NHTM NN lớn như NHCTVN, Ngân hàng Đầu tư Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam mà còn bị cạnh tranh rất lớn bởi hệ thống ngân hàng cổ phần. Cho nên, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của NHCTVN không ngừng tăng đưa thị phần từ 13,85% vào năm 2011 đến 15,10% năm 2014. Và cứ theo đà tăng đó, năm 2015 với sự tăng trưởng vượt trội, NHCTVN đã doanh số đạt hơn 42,0 tỷ USD, tăng tăng 10,64% so với năm 2014. Thị phần của NHCTVN ước tính đạt gần 16% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Như vậy, mục tiêu đạt 20% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2020 của NHCTVN là có thể xảy ra.
2.2. Thực trạng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại