Khái quát về dạy học theo chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 27 - 32)

9. Cấu trúc đề tài

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Khái quát về dạy học theo chủ đề

1.1.2.1 Một số khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học:

“Dạy học là truyền đạt lại kĩ năng, tri thức một cách có phương pháp”

[50, tr.329]. “Chủ đề là đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu” [50, tr.239].

Khái niệm dạy học theo chủ đề đã được nhiều tác giả đưa ra, điển hình là: Tác giả Nguyễn Thị Bích trong bài viết “Tổ chức hiệu quả việc dạy học chủ đề

lịch sử ở trường THPT” khẳng định: “Dạy học theo chủ đề thực chất là cách tiếp cận dạy học theo hướng liên ngành có sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại. Nếu dạy học truyền thống chú trọng cách truyền đạt kiến thức có sẵn (nhồi nhét HS) thì dạy học theo chủ đề chủ yếu hướng dẫn HS tự thực hiện các hoạt động học tập, tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức được học vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Mô hình này chú trọng các hoạt động lớp học với trung tâm học tập là HS, nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tích hợp những vấn đề gắn liền với thực tiễn” [19, tr.272].

Trong bài viết “Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học thể loại thơ Nôm

Đường luật ở Trung học phổ thông” tác giả Lã Phương Thúy có định nghĩa: dạy học

theo chủ đề “là sự kết hợp giữa mô hình truyền thống và hiện đại, ở đó GV không chỉ

dạy bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Trong dạy học theo chủ đề, GV sẽ xây dựng một nội dung dạy học thành một kết cấu chặt chẽ chứ không phải thành những bài học riêng lẻ. HS phải tự tìm tòi những kiến thức thực tế liên quan đến nội dung học và vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề mà chủ đề học tập đặt ra” [42, tr.33].

leraning) là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó GV không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà GV giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào HS và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn. Với mô hình này, HS có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Việc học của HS thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. HS cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai trò của GV chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp HS làm việc.

Dạy học theo chủ đề ở bậc THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Chủ đề được dạy học có thể là chủ đề đơn môn; liên môn hoặc tích hợp, liên môn.

Chủ đề đơn môn: Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ. Chủ đề đơn môn sẽ bao gồm nội dung kiến thức của một chương hoặc một chủ đề tích hợp theo chiều dọc (kiến thức của một số bài khác nhau trong cùng môn học).

chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học của chương trình hiện hành, biên soạn thành chủ đề liên môn - chủ đề tích hợp ngang (tích hợp kiến thức của nhiều môn).

Chủ đề tích hợp, liên môn: Có nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước.

Với nội dung của đề tài này, chúng tôi tiến hành xây dựng chủ đề đơn môn. Dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử được các tác giả Vũ Quang Hiển - Hoàng Thanh Tú trong giáo trình “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT” định nghĩa:“là sự kết hợp giữa kiến thức lịch sử trong nhiều chương, nhiều bài có nội dung

liên quan đến nhau để có thể hình thành nên những chủ đề, chuyên đề khác nhau, theo một cấu trúc khác”[23, tr.132]. Dạy học theo chủ đề lịch sử cũng chính là sự tích hợp

kiến thức môn học gồm những nội dung có tính chất tổng quát, có thể riêng biệt, cũng có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa…), liên quan giữa thế giới và Việt Nam, gắn liền với thực tiễn cuộc sống.

Như vậy, tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử là sự sắp xếp, phối hợp hoạt động của GV và HS theo kế hoạch chuẩn bị trước để đạt được mục tiêu dạy học Lịch sử nói chung và mục tiêu dạy học các chủ đề lịch sử nói riêng. Đó là các hoạt động cùng nhau của cả GV và HS. GV sẽ là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn; HS phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập các chủ đề lịch sử.

1.1.2.2. Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học truyền thống hiện nay

Mỗi một mô hình hay PPDH đều có những ưu thế hoặc những hạn chế riêng. Tuy nhiên, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo từng bài thì HS mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho những người học?

Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô hình dạy học trong thời đại mới, đồng thời cũng sẽ chỉ ra cho ta thấy những lợi thế nhất định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy. Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ cho thấy những ưu điểm của dạy học theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.

Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo chủ đề Dạy học theo cách tiếp cận

truyền thống hiện nay

Dạy học theo chủ đề

Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lượng cố định.

Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.

Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết kế chương trình học).

Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau

Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài tập).

Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. Kết thúc một chương học, HS không có một

tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.

Kết thúc một chủ đề HS có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.

Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.

Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà HS đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.

Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học.

Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của HS.

Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định…

Có thể hướng tới bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.

Điểm giống nhau giữa dạy học theo chủ đề và dạy học truyền thống là vẫn coi trọng việc lĩnh hội nội dung kiến thức nền tảng, vì thế dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có thể vận dụng vào thực tiễn hiện nay dễ dàng hơn một số mô hình khác. Điều cần làm để có thể vận dụng nó là phải tổ chức lại một số bài học thành một chủ đề được

mà chúng ta đang có.

Từ bảng đối chiếu so sánh trên cũng có thể rút ra những điểm khác biệt cơ bản giữa dạy học theo chủ đề với dạy học truyền thống.

+ Dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, GV không được coi HS là chưa biết gì trước nội dung bài học mới mà trái lại, luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tốt đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của HS về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của HS trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy.

+ Dạy học theo chủ đề hướng tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn các nhiệm vụ học tập; hướng tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao; đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác (ví dụ các năng lực). Trong khi đó, dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến thức nên chỉ hướng tới các mục tiêu được cho là quá trình này có thể mang lại.

+ Dạy học theo chủ đề kiến thức mới được HS lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu. Hơn nữa, với việc HS lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều.

+ Với dạy học theo chủ đề, vai trò của GV và HS cơ bản thay đổi và khác so với dạy học truyền thống: Người GV từ chỗ là trung tâm trong mô hình truyền thống đã chuyển sang là người hướng dẫn và HS trở thành trung tâm.

Dạy học theo chủ đề với những lợi thế so với dạy học truyền thống như đã so sánh ở trên chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho vấn đề đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)