Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 32 - 35)

9. Cấu trúc đề tài

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường

phổ thông

Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, củng cố các giá trị nhân văn, lòng khoan dung nhân ái, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam - công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề là một PPDH mới phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, đồng thời phát huy được vai trò chủ đạo của bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông.

1.1.3.1. Vai trò của dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông * Đối với HS

Dạy học theo chủ đề được coi là một bước tiến mới từ việc dạy lấy HS làm trung tâm. Trong dạy học Lịch sử, dạy học theo chủ đề giúp HS tích cực, chủ động trong hoạt động học tập. Các em phải có khả năng tự đặt mục tiêu và tự giải quyết chúng một mình cũng như thông qua làm việc nhóm. Việc học tập sẽ hiệu quả khi HS tích cực đặt câu hỏi, tư duy, tra cứu kiến thức, hợp tác, trao đổi với thầy cô và bạn bè trong nhóm. Thông qua các chủ đề lịch sử giúp HS phát triển năng lực sử học, đặc biệt là tư duy lịch sử, có khả năng thu thập và xử lý sử liệu, kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng bài học lịch sử vào giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống.

Lợi ích lớn nhất của việc học tập theo chủ đề là rèn luyện cho HS kỹ năng hợp tác, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và vận dụng bài học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Phương pháp học này sẽ thôi thúc HS khám phá, sáng tạo, hợp tác và hành động, phát huy khả năng chủ động, độc lập của HS, giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa kiến thức lịch sử với các khoa học khác, từ đó HS có thể liên hệ và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đây đều là những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là công việc tương lai của HS, và các em sẽ không học được những kỹ năng này nếu chỉ ngồi im nghe thầy cô giảng bài và làm bài tập được giao.

* Đối với GV

A. Đixtecvec từng nói: “Người GV bình thường mang chân lý đến cho trò, người

sử theo chủ đề, GV chính là người “biết dạy cho trò đi tìm chân lý” vì vậy vai trò của người GV có nhiều thay đổi căn bản. GV phải chuyển từ vai trò của người đơn thuần truyền thụ kiến thức sang vai trò của người hướng dẫn, hỗ trợ và cố vấn. Do đó, GV sẽ phải có khả năng điều chỉnh và đánh giá toàn bộ quá trình học, có nhiệm vụ khuyến khích HS đặt câu hỏi và sau đó sàng lọc, chọn các câu hỏi phù hợp với lượng kiến thức trong chủ đề học rồi cùng hợp tác với HS tìm các câu trả lời, GV sẽ theo sát và đánh giá HS qua các hoạt động học tập.

Với hình thức dạy học Lịch sử theo chủ đề, GV là người hướng dẫn HS củng cố hệ thống kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức về lịch sử Việt Nam, khu vực và thế giới thông qua hệ thống chủ đề về lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, tư tưởng - tôn giáo, nghệ thuật…Thông qua hệ thống chủ đề dạy học, GV giúp HS có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có khả năng xâu chuỗi các sự kiện lịch sử có liên quan, đưa ra nhận xét cá nhân về các sự kiện, xây dựng năng lực phản biện và sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn, dùng tri thức lịch sử để giải quyết các vấn đề hiện tại.

Như vậy, khác với PPDH truyền thống, khi tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề, GV không chỉ đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức, mà quan trọng hơn GV phải là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn, là người bạn đồng hành cùng HS trong suốt quá trình học tập để giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, phát huy năng lực và hoàn thiện nhân cách.

1.1.3.2. Ý nghĩa của dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

Thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập của HS, được thể hiện rõ trong mục tiêu dạy học trên cả ba mặt: kiến thức, thái độ và kĩ năng.

Về kiến thức:Trong dạy học theo chủ đề, HS được tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống và ở mức độ khái quát hóa cao. Qua các chủ đề lịch sử, các sự kiện GV cung cấp được bố cục theo cả “chiều dọc” (có tính khái quát hóa cao) và cả “chiều sâu” (phân tích, tổng hợp, đánh giá), HS vừa được lĩnh hội những kiến thức cơ bản vừa được tiếp cận với những nhìn nhận, đánh giá khác nhau về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, HS sẽ được củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản của môn học, làm giàu

Về kĩ năng: tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề sẽ hình thành, phát triển cho

HS các kĩ năng trong học tập các môn học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng như: kĩ năng khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn); kĩ năng nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại; kĩ năng sưu tầm, tìm kiếm và xử lí thông tin… Qua các chủ đề lịch sử, HS vừa được lĩnh hội kiến thức cơ bản vừa phát huy được tư duy sáng tạo và khả năng của bản thân qua việc so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử được nêu ra trong chủ đề. Không những thế, dạy học theo chủ đề còn góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho HS như: kĩ năng vấn đáp, thuyết trình; hợp tác, làm việc nhóm; giải quyết vấn đề...

Về thái độ: Môn Lịch sử hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành phẩm chất công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Dựa trên mục tiêu chung đó, dạy học Lịch sử theo chủ đề góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho HS đó là tính tích cực, sáng tạo, sự tự tin, hoạt động độc lập, vươn lên trong học tập. Đồng thời, giúp HS nhận thức được giá trị khoa học, giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với đất nước, với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại, như Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan - Hội viên Hội khoa học Lịch sử Việt Nam từng chia sẻ: dạy Sử bản chất là dạy cho HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, phải truyền được ngọn lửa yêu nước chứ không chỉ dạy về ngày tháng, số liệu, sự kiện. Dạy học Lịch sử theo chủ đề (đặc biệt ở bậc THPT) còn có ý nghĩa định hướng nghề nghiệp cho HS khi hướng đến việc giúp người học phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử suốt đời; có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống, nhất là phát triển các nghề nghiệp dựa trên kiến thức lịch sử - văn hóa, qua đó góp phần định hướng HS lựa chọn nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông...

Trên thực tế, khi xây dựng các chủ đề lịch sử, tùy theo nội dung của chủ đề, mỗi GV cần xác định các mục tiêu HS có thể đạt được qua từng chủ đề chứ không nhất thiết đòi hỏi chủ đề lịch sử nào cũng cần đạt được tất cả các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)