Một số kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 93 - 97)

9. Cấu trúc đề tài

2.4.2.Một số kĩ thuật dạy học tích cực

2.4. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học

2.4.2.Một số kĩ thuật dạy học tích cực

Kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Kĩ thuật dạy học tích cực là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học với các kỹ thuật mới nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực, như:

STT Kỹ thuật dạy học tích cực STT Kỹ thuật dạy học tích cực

1 Kỹ thuật động não 16 Kỹ thuật giao nhiệm vụ

2 Kỹ thuật XYZ 17 Kỹ thuật đặt câu hỏi

3 Kỹ thuật bể cá 18 Kỹ thuật phòng tranh

4 Kỹ thuật ổ bi 19 Kỹ thuật công đoạn

5 Tranh luận ủng hộ - phản đối 20 Kỹ thuật trình bày một phút 6 Thông tin phản hồi 21 Kỹ thuật chúng em biết 3 7 Kỹ thuật tia chớp 22 Kỹ thuật hỏi và trả lời 8 Kỹ thuật 3 lần 3 23 Kỹ thuật hỏi chuyên gia 9 Lược đồ tư duy 24 Kỹ thuật hoàn tất 1 nhiệm vụ 10 Kỹ thuật khăn trải bàn 25 Kỹ thuật viết tích cục

11 Kỹ thuật các mảnh ghép 26 Kỹ thuật đọc tích cực 12 Kỹ thuật KWL - KWLH 27 Kỹ thuật nói cách khác

13 Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi 28 Kỹ thuật phân tích phim video

14 Kỹ thuật 5W1H 29 Kỹ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm 15 Kỹ thuật chia nhóm

2.4.2.1. Kĩ thuật các mảnh ghép

Kĩ thuật các mảnh ghép là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của HS cũng như nâng cao vai trò của cá nhân HS trong quá trình hợp tác (không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).

* Cách tiến hành kĩ thuật các mảnh ghép: VÒNG 1: Nhóm chuyên gia

+ Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]

+ Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]

+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình

+ Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép

+ Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 - 2 người từ nhóm 1, 1 - 2 người từ nhóm 2, 1 - 2 người từ nhóm 3…)

+ Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

+ Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.

+ Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.

+ Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

* Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Những thắng lợi quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)” có nội dung tìm hiểu về “Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên

giới thu đông 1950”, GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Thảo luận về hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Nhóm 2: Thảo luận về mục đích, chủ trương của ta khi mở chiến dịch Biên Giới Thu - Đông năm 1950.

+ Nhóm 3: Thảo luận về diễn biến, kết quả của chiến dịch Biên Giới Thu - Đông năm 1950.

HS các nhóm thảo luận theo nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp thành các nhóm mới, như vậy, trong mỗi nhóm

mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về các vấn đề (hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; mục đích, chủ trương của ta khi mở chiến dịch Biên Giới Thu - Đông năm 1950; diễn biến, kết quả của Biên Giới Thu - Đông năm 1950). Mỗi “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mình đã có cơ hội tìm hiểu ở nhóm cũ. Đồng thời, nhóm mới sẽ thảo luận thêm về ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên Giới Thu - Đông năm 1950.

2.4.2.2. Kĩ thuật khăn trải bàn

Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS, cũng như phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

* Cách tiến hành kĩ thuật khăn trải bàn:

- Chia HS thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm.

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm, mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và viết vào phần mang số của mình.

- Khi hết thời gian làm việc các nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời.

- Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.

* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:

+ Nếu số HS trong một nhóm quá đông, có thể phát cho HS những mẩu giấy nhỏ để HS ghi lại ý kiến cá nhân, sau đó dính ý kiến vào phần khăn mang số của họ.

+ Trong quá trình thảo luận, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.

* Ví dụ: Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào dạy chủ đề “Những thắng lợi quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)”. Khi tổ chức dạy nội dung:

“Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ”, GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để

tìm hiểu về những hành động bội ước của Pháp và đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để trình bày kết quả thảo luận.

+ GV chia nhóm (4 hoặc 6 HS/nhóm) sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào kiến thức đã học và sách giáo khoa để trả lời câu hỏi:

Những hành động bội ước của thực dân Pháp thể hiện như thế nào? Vì sao ta quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Nêu nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp?

+ HS suy nghĩ cá nhân và viết ý kiến của mình vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Chẳng hạn: những hành động bội ước của thực dân Pháp là: mở cuộc tiến công ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ; khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn; ở Hà Nội, Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu…

+ HS thảo luận nhóm, tìm ra những ý kiến chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.

Mục tiêu của dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử nói chung và tại các trường THPT trên địa bàn huyện Lương Tài nói riêng, bên cạnh việc cung cấp kiến thức còn đặc biệt chú trọng phát huy năng lực và rèn luyện kĩ năng cho HS. Vì vậy, lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nêu trên là hoàn toàn phù hợp với các chủ đề được xây dựng trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm hướng tới các mục tiêu của dạy học theo chủ đề. Hơn nữa, qua kết quả điều tra HS của các trường THPT trên địa bàn huyện Lương Tài cho thấy các em HS khá thích thú với các PPDH tích cực và mong muốn GV thường xuyên sử dụng các phương pháp đó trong quá trình dạy học các chủ đề lịch sử. Đây là một động lực quan trọng để thôi thúc người GV Lịch sử tích cực sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Lịch sử theo chủ đề. Theo đánh giá khách quan, hầu hết các em HS vùng đất Lương Tài đều hiếu học, thông minh, có ý chí vươn lên, năng động trong học tập. Với những đặc điểm

trên, chắc chắn khi GV triển khai dạy học theo chủ đề bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được các em nhiệt tình đón nhận và tích cực tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức.

Các trường THPT trên địa bàn huyện Lương Tài (THPT Lương Tài, THPT Lương Tài II, THPT Lương Tài III) có hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, hệ thống trang thiết bị, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng. Đặc biệt tại trường THPT Lương Tài, THPT Lương Tài II mỗi phòng học đều được trang bị bảng thông minh cùng với các thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy và học. Đây là yếu tố khách quan thuận lợi giúp GV triển khai dạy học theo chủ đề một cách thuận lợi và hiệu quả. Dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Ninh, Ban giám hiệu các trường luôn quan tâm, khích lệ và tạo điều kiện để GV trong nhà trường tiến hành xây dựng và triển khai dạy học theo chủ đề, chuyên đề; áp dụng các PPDH tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn. Đó là hậu thuẫn rất lớn giúp người GV đặc biệt là GV Lịch sử tích cực, mạnh dạn đổi mới trong công tác giảng dạy của mình hướng tới mục tiêu dạy học theo hướng phát huy năng lực HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 93 - 97)