Quy trình xây dựng chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 56 - 72)

9. Cấu trúc đề tài

2.2.2.Quy trình xây dựng chủ đề

2.2. Quy trình xây dựng các chủ đề

2.2.2.Quy trình xây dựng chủ đề

Để xây dựng một chủ đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Rà soát toàn bộ chương trình, phân tích nội dung chương trình để xác định các chủ đề

Bước 2: Xác định tên chủ đề Bước 3: Xây dựng nội dung chủ đề

Bước 4: Xác định mục tiêu chủ đề Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề

Bước 6: Thiết kế ngân hàng câu hỏi kiểm tra - đánh giá chủ đề

Giải thích quy trình:

Bước 1: Rà soát toàn bộ chương trình, phân tích nội dung chương trình để xác

định các chủ đề

Bước đầu tiên cần rà soát toàn bộ chương trình, phân tích nội dung chương trình để xác định các chủ đề trọn vẹn, từ các chủ đề lớn có thể phân chia thành các chủ đề nhỏ hơn phù hợp cho việc dạy học trên lớp.

Phần lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT cung cấp cho HS các kiến thức về tiến trình lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000. Các kiến thức đó được chia thành 5 chương

theo tiến trình thời gian. Cách thiết kế như trên thuận lợi cho việc dạy học theo chủ đề, căn cứ vào nội dung của từng chương, GV có thể chia mỗi chương thành các chủ đề nhỏ theo tiến trình thời gian hoặc theo vấn đề nhằm làm nổi bật hơn nội dung của chương đó.

Ví dụ: Lịch sử 12 có Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930. Nội dung của chương đề cập tới bối cảnh lịch sử và phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Căn cứ vào nội dung đó, có thể chia chương 1 thành 3 chủ đề (dựa theo vấn đề) sau đây:

Chủ đề 1: Bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chủ đề 2: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1930).

Chủ đề 3: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1930).

Bước 2: Xác định tên chủ đề

Tên chủ đề đại diện cho nội dung kiến thức đã được xác định ở bước 1. Việc xác định tên chủ đề có ý nghĩa quan trọng, vừa phản ánh những nội dung của chủ đề, vừa gợi hứng thú, sự tò mò tìm hiểu của HS. Tên chủ đề có thể giữ nguyên tên chương hoặc tên phần kiến thức, hoặc cũng có thể đặt tên khác dựa vào nội dung kiến thức đã xác định trong chủ đề.

Ví dụ: Chương 2 - Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, có thể xây dựng thành 2 chủ đề:

Chủ đề 1: Phong trào cách mạng thời kỳ 1930 - 1939 (hoặc Những cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945).

Chủ đề 2: Phong trào đấu tranh cách mạng trong những năm 1939 - 1945.

Bước 3: Xây dựng nội dung chủ đề

Để xác định nội dung của chủ đề, GV phải xác định được các kiến thức, các bài liên quan đến chủ đề, xác định logic cấu trúc kiến thức của chủ đề. GV có hai cách để xây dựng nội dung chủ đề: có thể giữ nguyên mạch cấu trúc kiến thức theo trật tự các bài trong sách giáo khoa hoặc có thể tạo thành mạch cấu trúc mới theo ý đồ giảng dạy của GV (đảo thứ tự các bài, nội dung trong chủ đề). Những kiến thức hội tụ trong chủ đề khi được sắp xếp lại theo một hệ thống lôgíc sẽ giúp HS hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức, tạo nên sự hứng thú, tò mò, mong muốn được khám phá lịch sử của HS khi học theo chủ đề. Đây chính là điểm mới của dạy học theo chủ đề so với dạy học

truyền thống.

Ví dụ: Chủ đề: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1930). Để xác định kiến thức của chủ đề trước

tiên GV phải xác định: chủ đề là sự kết hợp một số nội dung của bài 12 và bài 13 sách giáo khoa Lịch sử 12 (riêng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sẽ đề cập ở một chủ đề khác). Khi giảng dạy chủ đề này GV có thể tạo thành mạch cấu trúc mới theo ý đồ giảng dạy, chẳng hạn:

1. Nguyên nhân, điều kiện lịch sử mới.

2. Sự phát triển của phong trào công nhân (1919 - 1930). 3. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925 - 1929). 4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).

5. Đặc điểm của phong trào yêu nước 1919 - 1930.

Ví dụ: Chủ đề: Những thắng lợi quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp

(1946 - 1954). Kiến thức của chủ đề là sự kết hợp một số nội dung bài 18, bài 19 và

bài 20 sách giáo khoa Lịch sử 12. Do nội dung chủ đề đề cập tới những thắng lợi quân sự trong kháng chiến chống Pháp, nên khi giảng dạy chủ đề GV nên giữ nguyên cấu trúc kiến thức theo trật tự các bài trong sách giáo khoa tức là giới thiệu các thắng lợi quân sự theo tiến trình thời gian từ năm 1946 đến năm 1954.

Bước 4: Xác định mục tiêu chủ đề

Sau khi xây dựng nội dung chủ đề, GV tiến hành xác định các mục tiêu của chủ đề. Mục tiêu của chủ đề được xác định dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng các năng lực cần hình thành. Đặc biệt, dạy học theo chủ đề rất có ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực người học. Vì vậy, ở mỗi chủ đề GV cần xác định các năng lực hướng tới gồm:

- Các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Các năng lực chuyên biệt trong môn Lịch sử:

+ Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

+ Năng lực thực hành bộ môn Lịch sử (thực hành đồ dùng trực quan).

+ Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.

+ Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.

tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.

+ Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

+ Năng lực thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.

+ Năng lực thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vi.

Ví dụ: Khi kết hợp một số nội dung của bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở

Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 với một số nội dung của bài 13 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 thành chủ đề Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1930). Với chủ đề này, mục tiêu được xác định là giúp HS:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước, từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn tới phong trào yêu nước.

+ Trình bày được các hoạt động đấu tranh tiêu biểu của tư sản, tiểu tư sản và tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng.

+ Nhận xét, đánh giá về mục tiêu, hình thức đấu tranh của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Rút ra sự khác nhau về mục tiêu, hình thức đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản; giải thích được vì sao có sự khác nhau đó.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của các nước đế quốc.

- Về kĩ năng:

+ Kĩ năng xác định nội dung; kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế.

+ Kĩ năng so sánh, tổng hợp các sự kiện.

- Về định hướng các năng lực cần hình thành:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

+ Năng lực so sánh, năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.

Đây là một trong những bước thể hiện rõ điểm mới của dạy học chủ đề so với dạy học truyền thống. Dạy học theo chủ đề nhấn mạnh phát triển năng lực tự học của HS, phát huy tính tích cực, chủ động của các em trong dạy học và kiểm tra, đánh giá. Vì vậy khi thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề, người GV cần thiết kế các hoạt động theo hướng hướng dẫn HS tự tìm ra kiến thức. Quá trình tổ chức hoạt động học tập theo chủ đề thực hiện qua 5 bước theo mô hình trường học mới, bao gồm:

1. Hoạt động khởi động (hoạt động tạo tình huống học tập)

+ Hoạt động này nhằm giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.

+ GV nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề.

+ Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

+ Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.

+ Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề.

+ Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, HS phải trình bày kết quả thảo luận với GV.

3. Hoạt động luyện tập

+ Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2 để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.

+ Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng.

+ Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.

+ Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

+ Với hoạt động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc xã hội. Có những trường hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường,…

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

+ Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.

+ GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm những nguồn tài liệu khác, cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng để HS tìm đọc thêm.

+ Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực.

Ví dụ: Khi kết hợp các kiến thức liên quan đến cách mạng miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1973 ở các bài 21 và bài 22 sách giáo khoa Lịch sử 12 sẽ xây dựng được chủ đề: Miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1973 (hoặc Miền Bắc xây dựng CNXH, vừa

chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1954 - 1973)). Với chủ đề này GV sẽ tiến hành hoạt động dạy học trong 2 tiết, với

tiết 2 tìm hiểu về “Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu

phương (1965 - 1973)”, GV có thể thiết kế tiến trình dạy học như sau:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP) 1. Mục tiêu:

Cho HS quan sát các hình ảnh để thấy được nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1973 đã thay đổi so với giai đoạn trước: vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

2. Phương thức

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

1. Những hình ảnh trên thể hiện điều gì?

2. Từ những hình ảnh đó rút ra nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc trong giai đoạn này?

GV tổ chức hoạt động cá nhân cho HS.

3. Gợi ý sản phẩm

Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

Từ năm 1965, miền Bắc bước vào giai đoạn mới: vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến miền Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964 - 1968) và lần thứ 2 (1972 - 1973) của Mĩ.

1. Mục tiêu

- Trình bày được âm mưu, thủ đoạn, hành động của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1964 - 1968), lần thứ 2 (1972 - 1973) và thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân dân miền Bắc.

2. Phương thức

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

- GV cho HS đọc sách giáo khoa tr.178, 184, 185 và thảo luận các nội dung sau theo nhóm. GV chia lớp thành 4 nhóm, thông báo cách thức hoạt động nhóm và nêu nhiệm vụ của từng nhóm:

- Nhóm 1: Âm mưu, hành động của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1964 -1968)?

- Nhóm 2: Mục đích, hành động của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972 - 1973)?

- Nhóm 3: Nhân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ như thế nào? Ý nghĩa?

- Nhóm 4: Nhân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ như thế nào? Ý nghĩa?

Các nhóm tiến hành việc thảo luận dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV và sự điều hành của nhóm trưởng.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và nhận xét chéo kết quả của nhau.

- GV nhận xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhóm và chốt nội dung. 3. Gợi ý sản phẩm

1. Nhân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964 - 1968) và lần thứ 2 (1972 - 1973) của Mĩ.

a. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. * Lần thứ nhất (1964 -1968)

- Âm mưu:

+ Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 56 - 72)