Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 35 - 47)

9. Cấu trúc đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

Nhà triết học Xi-xê-rông đã từng nói: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Thực tế đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng. Không có người nào thành công mà không biết trân trọng, hiểu và yêu lịch sử. Và không có một dân tộc văn minh nào lại không biết, không tôn trọng lịch sử của nước mình. Trong cuốn sách nổi tiếng “Việt Nam sử

lược”, nhà sử học Trần Trọng Kim đã viết:“Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình...”, “...ta hãy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn”[30, tr.10].

1.2.1.1. Về phía GV

Chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát về tình hình dạy học theo chủ đề đối với 20 GV giảng dạy bộ môn Lịch sử công tác tại các trường THPT trên địa bàn huyện Gia Bình và huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh: trường THPT Lương Tài, THPT Lương Tài II, THPT Lương Tài III, THPT Gia Bình I, THPT Lê Văn Thịnh.

Nội dung điều tra, khảo sát xoay quanh quan điểm của GV về các vấn đề như: vai trò, sự cần thiết của dạy học Lịch sử theo chủ đề; mức độ thiết kế và tổ chức dạy học theo các chủ đề của GV; thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử theo chủ đề; những thuận lợi, khó khăn của GV khi triển khai dạy học Lịch sử theo chủ đề và đề xuất của GV để việc dạy học theo chủ đề được hiệu quả hơn.

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, qua thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả, xử lý số liệu điều tra, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 1.2. Quan điểm của GV về dạy học theo chủ đề

STT Nội dung điều tra Số lượng Tỉ lệ %

1 Theo thầy (cô), dạy học Lịch sử theo chủ đề có cần thiết không?

Có. 20 100

Không. 0 0

2 Theo thầy (cô) việc thiết kế các chủ đề trong dạy học Lịch sử

có vai trò như thế nào?

Rất quan trọng. 13 65

Bình thường. 7 35

Không quan trọng. 0 0

3 Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ

đề không?

Thường xuyên. 3 15

Thỉnh thoảng. 12 60

Hiếm khi. 3 15

Không bao giờ. 2 10

4 Khi dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 12, thầy (cô) thường tổ chức

dạy học như thế nào?

Theo các chủ đề. 4 20

Theo từng bài trong sách giáo khoa. 11 55

Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp. 5 25

Cách khác. 0 0

5 Thầy (cô) lựa chọn chủ đề để xây dựng dựa trên những yếu tố nào?

Dựa vào tên chương, phần trong sách giáo khoa. 20 100

Dựa vào mức độ nhận thức của cá nhân. 7 35

Dựa vào kinh nghiệm của cá nhân. 10 50

Dựa vào nội dung kiến thức của chương, phần, mức độ nhận

thức của HS và điều kiện nhà trường. 20 100

6 Thầy (cô) thường sử dụng hình thức tổ chức nào trong quá

trình dạy các chủ đề?

Dạy học trên lớp. 20 100

Dạy học ngoài giờ. 0 0

STT Nội dung điều tra Số lượng Tỉ lệ %

7 Mức độ tích cực của HS khi tham gia dạy học theo chủ đề?

Rất tích cực. 11 55

Bình thường. 7 35

Không tích cực. 2 10

8 Theo thầy (cô) dạy học theo chủ đề phát huy nhận thức của HS

ở mức độ nào? Biết. 20 100 Hiểu. 20 100 Phân tích. 17 85 Vận dụng. 15 75 Đánh giá. 10 50

9 Thầy (cô) thường sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá nào

trong quá trình dạy các chủ đề?

Kiểm tra thường xuyên. 4 20

Kiểm tra viết định kỳ. 4 20

Cả hai hình thức trên. 12 60

10 Thầy (cô) gặp khó khăn gì trong quá trình triển khai dạy học

Lịch sử theo chủ đề?

Thiếu tài liệu. 0 0

Chưa thực sự thành thạo trong việc xây dựng chủ đề 5 25

Mất thời gian chuẩn bị và tiến hành. 13 65

Học sinh không tích cực tham gia. 2 10

Ý kiến khác. 0 0

Kết quả điều tra cho thấy:

- Thứ nhất: quan niệm của GV về dạy học theo chủ đề.

100% GV được khảo sát đều khẳng định dạy học Lịch sử theo chủ đề là cần thiết trong hoạt động dạy học (với câu hỏi “dạy học Lịch sử theo chủ đề có cần thiết

không?”). Khi được hỏi “việc thiết kế các chủ đề trong dạy học Lịch sử có vai trò như thế nào?” có 65% GV cho rằng việc thiết kế có vai trò rất quan trọng, còn 35% GV

khẳng định việc thiết kế các chủ đề có vai trò bình thường, không có GV nào quan niệm việc thiết kế các chủ đề là không quan trọng. Như vậy, đa phần GV đã được tiếp xúc với dạy học theo chủ đề và thấy được vai trò quan trọng của hoạt động thiết kế và

tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề trong nhà trường phổ thông. Điều này cho thấy, dạy học theo chủ đề là một trong những PPDH tích cực phù hợp với nhu cầu đổi mới dạy học hiện nay và là một trong những hướng đi đúng đắn trong quá trình đổi mới dạy học Lịch sử ở nhà trường phổ thông.

- Thứ hai: thực trạng tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề ở trường phổ thông.

Khi tìm hiểu về mức độ tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề của GV với câu hỏi “Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề không?”, kết quả thu được cho thấy chỉ có 15% GV thường xuyên tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề, 60% thỉnh thoảng, 15% hiếm khi và 10% GV không thực hiện tổ chức dạy học theo chủ đề trong chương trình Lịch sử THPT.

Sau khi khảo sát mức độ tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề của GV, chúng tôi đi sâu vào một nội dung lịch sử cụ thể với câu hỏi “Khi dạy phần lịch sử Việt Nam

lớp 12 thầy (cô) thường tổ chức dạy học như thế nào?”, kết quả thu được chỉ có 20%

GV chọn cách tổ chức dạy theo chủ đề, 55% GV chọn cách dạy theo từng bài trong sách giáo khoa, 25% GV sử dụng phối hợp nhiều PPDH và không có GV nào chọn theo cách khác.

Thông qua kết quả điều tra thực trạng việc tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề của các GV công tác tại các trường THPT trên địa bàn huyện Gia Bình và huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh có thể thấy, đa số các GV được khảo sát đã biết tới hình thức dạy học theo chủ đề, song thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong các giờ học lịch sử vẫn còn ở mức độ khiêm tốn nên chưa thể phát huy được đầy đủ ý nghĩa của PPDH này. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tìm ra và tháo gỡ các khó khăn để giúp người GV có thể áp dụng thường xuyên dạy học Lịch sử theo chủ đề trong những năm học sắp tới.

Để tìm hiểu về những khó khăn mà GV thường gặp phải khi tiến hành tổ chức dạy học theo chủ đề, chúng tôi có câu hỏi:“Thầy (cô) gặp khó khăn gì trong quá trình

triển khai dạy học Lịch sử theo chủ đề?”, có tới 65% GV đưa ra khó khăn mà họ gặp phải là mất thời gian chuẩn bị và tiến hành, 25% GV chưa thực sự thành thạo trong việc xây dựng các chủ đề, 10% GV gặp khó khăn do HS không tích cực tham gia vào quá trình học. Đây là những khó khăn chung mà không chỉ các GV ở các trường THPT thuộc phạm vi khảo sát gặp phải mà đối với các GV dạy môn Lịch sử ở các trường

THPT khác cũng thường gặp phải khi tiến hành thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề, làm cho việc tổ chức dạy học theo chủ đề chưa được sử dụng rộng rãi ở các môn học, đặc biệt là trong môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.

- Thứ ba: quá trình thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề ở trường phổ thông.

Để tìm hiểu quá trình thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề ở trường phổ thông, chúng tôi đã đưa ra 4 câu hỏi đối với GV:

(1) Thầy (cô) lựa chọn chủ đề để xây dựng dựa trên những yếu tố nào?

(2) Thầy (cô) thường sử dụng hình thức tổ chức nào trong quá trình dạy các chủ đề?

(3) Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào trong quá trình dạy học theo

các chủ đề?

(4) Thầy (cô) thường sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá nào trong quá trình

dạy các chủ đề?

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Với câu hỏi “Thầy (cô) lựa chọn chủ đề để xây dựng dựa trên những yếu tố nào?”, 100% GV đều lựa chọn là dựa vào tên chương, phần trong sách giáo khoa và

dựa vào nội dung kiến thức của chương, phần, mức độ nhận thức của HS cùng với điều kiện nhà trường. 50% GV cũng lựa chọn dựa vào kinh nghiệm của cá nhân và 35% chọn dựa vào mức độ nhận thức của bản thân.

Khi được hỏi về hình thức tổ chức dạy các chủ đề lịch sử thì 100% GV đều chọn hình thức dạy học trên lớp, không có GV nào sử dụng hình thức dạy học ngoài giờ và hoạt động ngoại khóa. Để tìm hiểu tại sao các thầy, cô chỉ sử dụng một hình thức tổ chức duy nhất, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn nhanh một số GV và nhận được câu trả lời nhất quán rằng do điều kiện môn học và điều kiện nhà trường không cho phép để triển khai các hình thức khác.

Với câu hỏi tìm hiểu về các PPDH GV sử dụng trong quá trình dạy học theo chủ đề, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 1.3. Bảng tổng hợp ý kiến GV về PPDH theo chủ đề trong giờ học Lịch sử Mức độ Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số lượng % Số lượng % Số lượng % Thuyết trình, vấn đáp 16 80 4 20 0 0

Tổ chức học sinh thảo luận nhóm 5 25 15 75 0 0

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 4 20 16 80 0 0

Dạy học tích hợp (liên hệ kiến thức

nhiều môn học) 3 15 14 70 3 15

Trực quan (tranh ảnh, phim tư liệu) 16 80 4 20 0 0

Sử dụng SGK, tài liệu tham khảo 15 75 5 25 0 0

Tổ chức dạy học theo dự án (HS trong vai trò khác nhau của cuộc sống thức: biên tập viên, kĩ thuật viên, người dẫn chương trình…)

1 5 7 35 12 60

Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu 2 10 8 40 10 50

Phương pháp khác… 0 0 12 60 8 40

Qua bảng tổng hợp cho thấy, trong quá trình dạy học các chủ đề lịch sử, các GV vẫn tập trung lựa chọn và sử dụng một số phương pháp truyền thống như thuyết trình - vấn đáp, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; nhưng không thể phủ nhận rằng các thầy, cô đã và đang nỗ lực vận dụng một số PPDH mới như dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, trực quan... nhằm phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo và hứng thú học tập của HS. Đặc biệt khi được phỏng vấn các thầy cô đều khẳng định các PPDH dự án, tích hợp, trực quan... rất phù hợp với dạy học Lịch sử theo chủ đề nên sẽ tích cực vận dụng và phát huy hơn nữa trong quá trình giảng dạy.

Quá trình dạy học luôn gắn liền với hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Khi được hỏi “Thầy (cô) thường sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá nào

trong quá trình dạy các chủ đề?”, 100% GV đều lựa chọn kết hợp cả 2 hình thức kiểm

đánh giá được sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình học tập - một yếu tố quan trọng trong đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS.

- Thứ tư: quan điểm của GV về tác động của dạy học lịch sử theo chủ đề đến HS.

Khi được hỏi :“Theo thầy (cô) dạy học theo chủ đề phát huy nhận thức của HS

ở mức độ nào?”, 100% GV đều khẳng định dạy học theo chủ đề đảm bảo mức nhận

thức “biết” và “hiểu”, các mức độ nhận thức cao hơn là phân tích, vận dụng, đánh giá cũng được số đông các GV lựa chọn (85% GV chọn kĩ năng phân tích, 75% GV chọn kĩ năng vận dụng, 50% chọn kĩ năng đánh giá). Những con số trên cho thấy, dạy học theo chủ đề thực sự là một PPDH tích cực phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo hướng tích hợp, phân hóa và phát triển năng lực người học.

Về mức độ tích cực của HS khi tham gia học tập lịch sử theo chủ đề cũng được các GV đánh giá khá cao (55% GV đánh giá là HS rất tích cực tham gia các tiết dạy học theo chủ đề). Tuy nhiên, vẫn còn 20% GV đánh giá HS không tích cực tham gia học tập lịch sử theo chủ đề (nguyên nhân xuất phát cả từ phía GV và HS). Thực tế trên đặt ra đòi hỏi người GV khi tổ chức dạy học theo chủ đề phải tích cực sử dụng các PPDH đa dạng, hỗ trợ HS tham gia vào quá trình học tập, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em. Điều đó sẽ góp phần khơi dậy đam mê, hứng thú học tập lịch sử của HS, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

- Thứ năm: mong muốn, đề xuất của GV để việc dạy học Lịch sử theo chủ đề được hiệu quả hơn.

Qua phiếu điều tra, khảo sát chúng tôi tổng hợp được những mong muốn, đề xuất sau đây từ các GV để việc dạy học Lịch sử theo chủ đề ở trường THPT được hiệu quả hơn:

1. Tổ chức các buổi tập huấn, học tập để trang bị đầy đủ kiến thức về dạy học theo chủ đề, về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho GV, giúp GV có thể áp dụng hiệu quả trong các giờ dạy trên lớp.

2. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thời gian, kế hoạch cụ thể, phân bổ số tiết lịch sử hợp lý,…qua đó khuyến khích, tạo động lực cho GV tích

cực, chủ động, sáng tạo trong thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề; thực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn.

3. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết dạy học Lịch sử theo chủ đề, qua đó điều chỉnh và góp ý điều chỉnh nội dung dạy học các chủ đề; hoàn thiện từng bước nội dung các chủ đề và kế hoạch môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực HS.

4. Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục triển khai mô hình trường học mới và các cơ sở giáo dục khác.

5. Bản thân mỗi GV cần phải tích cực đổi mới PPDH, khi tổ chức giờ dạy lịch sử cần phải kết hợp linh hoạt các kĩ thuật, PPDH với nhau như phương pháp trao đổi, đàm thoại kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan; sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với PPDH dự án, phương pháp tranh luận, phương pháp đóng vai…

1.2.1.2. Về phía HS

Cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 190 HS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Gia Bình và huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh: trường THPT Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 35 - 47)