Xây dựng các chủ đề dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 72 - 77)

9. Cấu trúc đề tài

2.3.Xây dựng các chủ đề dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm

Căn cứ vào nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ năm 1919 - 2000 (phần hai - sách giáo khoa Lịch sử 12) và mục tiêu cần đạt, căn cứ vào trình độ HS trên địa bàn huyện Lương Tài cùng với điều kiện cơ sở vật chất - kĩ thuật của các trường,chúng tôi mạnh dạn đề xuất xây dựng phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 thành các chủ đề như sau:

2.3.1. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945

Chủ đề 1: Bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.Chủ đề này chính là phần I bài 12 - Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bố cục của chủ đề:

1. Bối cảnh Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 2. Bức tranh kinh tế

3. Bức tranh xã hội

Chủ đề 2: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1930). Chủ đề là sự kết hợp một số nội dung của bài 12 và bài 13 sách giáo khoa Lịch sử 12.

Bố cục của chủ đề:

1. Nguyên nhân, điều kiện lịch sử mới

2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản 1919 - 1930 3. Nhận xét, đánh giá

Chủ đề 3: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1930). Chủ đề cũng là sự kết hợp một số nội

dung của bài 12 và bài 13 sách giáo khoa Lịch sử 12 (riêng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sẽ đề cập ở một chủ đề khác).

Bố cục của chủ đề:

1. Nguyên nhân, điều kiện lịch sử mới

2. Sự phát triển của phong trào công nhân từ năm 1919 đến năm 1930 3. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925 - 1929)

4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

5. Đặc điểm, tính chất của phong trào yêu nước từ năm 1919 đến năm 1930

Chủ đề 4: Phong trào cách mạng thời kỳ 1930 - 1939 (hoặc Những cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945). Chủ đề là sự kết hợp bài

Bố cục của chủ đề:

1. Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933

2. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 - Cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám

3. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 - Cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám

Chủ đề 5: Phong trào đấu tranh cách mạng trong những năm 1939 - 1945.

Chủ đề này ứng với bài 16 sách giáo khoa Lịch sử 12. Bố cục của chủ đề:

1. Bối cảnh lịch sử (Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945) 2. Phong trào đấu tranh cách mạng trong những năm 1939 - 1945

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945

Qua chủ đề, ngoài hệ thống kiến thức cơ bản, GV cần giúp cho HS thấy được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Đảng trong đấu tranh, sự nhạy bén, kịp thời trong tổ chức đón và chớp thời cơ cách mạng; sự lớn mạnh, trưởng thành của lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng, vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

2.3.2. Giai đoạn 1945 - 1954

Chủ đề 1: Xây dựng và bảo vệ chế độ Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1946) hoặc Xây dựng và bảo vệ nhà nước Dân chủ Nhân dân trong giai đoạn đầu (1945 - 1946).

Nội dung chủ đề ứng với bài 17 sách giáo khoa Lịch sử 12. Bố cục của chủ đề:

1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng sau tháng Tám năm 1945

2. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

Chủ đề 2: Những thắng lợi quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Kiến thức của chủ đề là sự kết hợp một số nội dung bài 18, bài 19 và

bài 20 sách giáo khoa Lịch sử 12. Bố cục của chủ đề:

1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ 2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 3. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

4. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

5. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Qua chủ đề GV còn giúp HS thấy được quá trình phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 - 1954 thông qua các thắng lợi quân sự; nắm vững các chủ trương, phương hướng chiến lược của Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh trong từng chiến dịch, qua đó thấy được sự đúng đắn, sáng suốt và quá trình trưởng thành của Đảng và Chính phủ ta trong kháng chiến.

Chủ đề 3: Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Chủ đề này được xây dựng từ nội dung

kiến thức của bài 20 sách giáo khoa Lịch sử 12. Bố cục của chủ đề:

1. Vai trò của đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao

2. Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp

Chủ đề 4: Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Nội dung chủ đề là sự kết hợp kiến thức của bài 18 và bài 19 sách giáo khoa Lịch sử 12.

Bố cục của chủ đề:

1. Vai trò của hậu phương trong kháng chiến 2. Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp

Củng cố và phát triển hậu phương kháng chiến vững mạnh là một nhân tố góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trên mặt trận quân sự. Những thắng lợi trên các mặt trận không những đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa cho chế độ dân chủ nhân dân mà còn tạo nền móng cho việc tiến lên CNXH.

2.3.3. Giai đoạn 1954 - 1975

Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 là thời kỳ Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Giai đoạn này chúng tôi có thể chia thành các chủ đề sau đây:

Chủ đề 1: Nhân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) hoặc Miền Nam - thành đồng Tổ quốc (1954 - 1975). Chủ đề là sự kết

hợp kiến thức liên quan của bài 21, bài 22 và bài 23 sách giáo khoa Lịch sử 12. Bố cục của chủ đề:

1. Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Mĩ - phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960)

3. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965) 4. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968) 5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông

Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973)

6. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc (1973 - 1975)

Chủ đề 2: Miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1973 hoặc Miền Bắc xây dựng CNXH, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1954 - 1973). Chủ đề là sự kết hợp kiến thức liên quan ở các

bài 21 và bài 22 sách giáo khoa Lịch sử 12. Bố cục của chủ đề:

1. Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

2. Miền Bắc xây dựng CNXH (1954 - 1973)

3. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ (1954 - 1973) 4. Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương (1954 - 1973)

2.3.4. Giai đoạn 1975 đến nay

Chủ đề: Việt Nam thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước, hội nhập và đổi mới (từ 1975 đến nay). Chủ đề chính là sự kết hợp kiến thức bài 24, bài 25, bài 26 cùng với

các sự kiện, vấn đề của đất nước hiện nay được GV chắt lọc để đưa vào bài giảng. Bố cục của chủ đề:

1. Việt Nam năm đầu sau đại thắng mùa Xuân (1975 - 1976) 2. Đất nước bước đầu đi lên CNXH (1976 - 1986)

3. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1979) 4. Việt Nam thực hiện đổi mới (1986 - 1995)

5. Đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (1996 đến nay)

2.3.5. Một số chủ đề khác

Chủ đề 1: Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ngoài các chủ đề được xây dựng trong các giai đoạn khác nhau từ năm 1919 đến

năm 2000, có thể xây dựng một chủ đề bao quát chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ đề này là sự kết hợp các đơn vị kiến thức liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở hầu hết các bài trong phần lịch sử Việt Nam lớp 12.

Bố cục của chủ đề:

1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

- Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: hoàn cảnh đất nước, hoàn cảnh quê hương, hoàn cảnh gia đình.

- Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: xuất thân, quê quán.

- Khái quát về sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: tuổi trẻ, hoạt động ở nước ngoài (1911 - 1941), trở về Việt Nam, trong nhà tù ở Trung Quốc, hoạt động lãnh đạo cách mạng.

2. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

- Xác định con đường cứu nước: hành trình đi tìm đường cứu nước, con đường cứu nước, ý nghĩa của việc tìm ra con đường cứu nước.

- Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam: chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng; triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản; ý nghĩa của việc thành lập Đảng.

- Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945: triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (5/1941); sáng lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941); trực tiếp lãnh đạo và tiến hành các hoạt động đấu tranh ngoại giao trong thời gian từ năm 1941 đến năm 1945; cùng Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Lãnh đạo kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1969): giai đoạn 1945 - 1946, giai đoạn 1946 - 1954, giai đoạn 1954 - 1969.

3. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam - Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới:

+ Danh hiệu: năm 1987, UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn; nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến, những giá trị tư tưởng và văn hoá của Hồ Chí Minh.

+ Tưởng niệm: nhà lưu niệm, đài kỉ niệm, đặt tên ở một số đại lộ,...

- Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam: bảo tàng, nhà lưu niệm; hình tượng văn học, nghệ thuật; phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chủ đề 2: Nhân tài trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 2000. Nội dung

chủ đề nhằm giới thiệu một số cá nhân có đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước từ năm 1919 đến năm 2000. Với chủ đề này, GV có thể giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp, công lao của một số cá nhân xuất sắc trong lịch sử dân tộc như:

- Các Tổng bí thư của Đảng: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng.

- Những tấm gương anh hùng trong các cuộc kháng chiến: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, La Văn Cầu…

- Danh nhân quân sự Việt Nam: Nguyễn Thị Định, Võ Nguyên Giáp…

- Danh nhân văn hóa Việt Nam (trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo): Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng, Đào Duy Anh…

GV có thể lựa chọn và giới thiệu một số cá nhân xuất sắc tiêu biểu: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20, thiên tài khoa học - Trần Đại Nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 72 - 77)