Một số PPDH tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 77 - 93)

9. Cấu trúc đề tài

2.4.1.Một số PPDH tích cực

2.4. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học

2.4.1.Một số PPDH tích cực

Nói đến PPDH tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó, GV là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng HS bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của HS làm nền tảng, GV chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề. Hay nói cách khác, PPDH tích cực không cho phép GV truyền đạt hết kiến thức mình có đến với HS mà thông qua những dẫn dắt sơ khai sẽ kích thích HS tiếp tục tìm tòi và khám phá kiến thức đó.

Mô hình phương pháp dạy học tích cực

Một số PPDH tích cực như: 1. PPDH nêu vấn đề

2. PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ

3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 4. PPDH theo dự án

5. Phương pháp đóng vai 6. Phương pháp trò chơi…

Như vậy, có rất nhiều các PPDH tích cực GV có thể sử dụng trong dạy học theo chủ đề. Việc lựa chọn các phương pháp phù hợp với chủ đề dạy học là vô cùng cần thiết. GV cần chọn cho mình một phương pháp chủ đạo ở mỗi nội dung của chủ đề và có sự kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy khả năng tư duy, năng lực sáng tạo của HS nhằm nâng cao ý nghĩa thực tiễn của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số phương pháp tiêu biểu có thể áp dụng trong dạy học theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam lớp 12.

2.4.1.1. PPDH nêu vấn đề (dạy học nêu và giải quyết vấn đề)

Dạy học nêu vấn đề “không phải là một PPDH cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo

việc tiến hành của nhiều PPDH liên kết với nhau, trong đó GV tạo ra tình huống có vấn đề, nêu vấn đề và tổ chức, thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của HS giải quyết vấn đề” [36, tr.160].

* Các thành tố của PPDH nêu vấn đề:

+ Trình bày nêu vấn đề: cũng giống như các dạng trình bày khác là phải đảm

GV đặt HS trước sự giải quyết một điều mới, điều chưa biết, đồng thời hướng dẫn HS độc lập tìm ra vấn đề đó trên cơ sở phần trình bày của GV và những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vốn sống thực tế của các em. Trình bày nêu vấn đề hoàn toàn khác với thông báo tài liệu.

+ Tình huống có vấn đề: xuất hiện khi con người gặp phải tình huống khó khăn,

nếu giải quyết bằng tri thức đã có, bằng cách thức đã biết thì không thể được mà đòi hỏi phải lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới. Có những loại tình huống có vấn đề sau: tình huống nghịch lý, tình huống bác bỏ, tình huống tại sao. Các tình huống này đòi hỏi người học phải vận dụng kiến thức và kĩ năng vốn có để giải quyết vấn đề đặt ra. Người học phải tìm ra các mối liên hệ, đặc biệt là mối liên hệ nhân quả, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến kết quả đó.

+ Bài tập nêu vấn đề: chức năng quan trọng của bài tập nêu vấn đề là rèn luyện

năng lực tích cực, độc lập suy nghĩ trong việc giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy cho HS trong quá trình học tập.

* Khi vận dụng PPDH nêu vấn đề cần tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: GV dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề “là

trở ngại về trí tuệ” của con người. Trong dạy học, muốn tạo được tình huống có vấn đề, trước hết GV cần dẫn dắt HS đến chỗ khiến họ thấy cần thiết phải hoàn thành bằng những biện pháp, cách thức khác nhau như: sử dụng lời nói sinh động, giàu hình ảnh để dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề của bài hoặc đề mục.

+ Bước 2: tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện gợi mở, cung cấp tài liệu… nhằm

giúp HS tự giác, tích cực giải quyết vấn đề.

+ Bước 3: dẫn dắt HS kết thúc vấn đề. Bất cứ một câu hỏi, bài tập nhận thức

nào khi đã được GV tổ chức hướng dẫn, HS tiến hành trao đổi, thảo luận và đưa ra câu hỏi, công việc tiếp theo của GV là phải nhận xét, trình bày hoặc phân tích để bổ sung, sửa chữa kiến thức cho HS. Sau mỗi tình huống được giải quyết, GV cần kết luận vấn đề đó để khắc sâu kiến thức cho HS.

* Ví dụ: Vận dụng dạy học nêu vấn đề vào dạy chủ đề: Xây dựng và bảo vệ chế độ Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1946) hoặc Xây dựng và bảo vệ nhà nước Dân chủ Nhân dân trong giai đoạn đầu (1945 - 1946).

+ Bước 1: Trước khi chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới, GV đặt câu

hỏi để tạo tình huống có vấn đề như sau: Trong hơn năm đầu cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vậy, nhà nước non trẻ phải đối diện với những khó khăn, thử thách nào? Những khó

khăn, thử thách đó đã được Đảng và chính phủ cách mạng giải quyết ra sao? Để giải đáp cho những thắc mắc trên, chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề “Xây dựng và bảo vệ chế

độ Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1946)”.

Với những câu hỏi trên, tình huống có vấn đề đã được đặt ra. Điều đó kích thích HS phải suy nghĩ, tìm tòi và giải quyết trên cơ sở kiến thức của chủ đề.

+ Bước 2 + bước 3: Sau khi chọn được 2 tình huống có vấn đề: vấn đề 1- Nhà

nước non trẻ phải đối diện với những khó khăn, thử thách nào? Vấn đề 2 - Đảng, nhà nước ta đã làm gì để đưa đất nước vượt qua hoàn cảnh khó khăn đó? GV sẽ tổ chức, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề:

Giải quyết vấn đề 1:

Để giúp HS phát hiện vấn đề, GV có thể hướng dẫn HS đọc sách giáo khoa Lịch sử 12 (bài 17 phần I tr.121, 122) để nắm được tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám, qua đó thấy hết được những khó khăn to lớn mà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa gặp phải về kinh tế, chính trị, văn hóa và những đe dọa từ bên ngoài. GV cung cấp thêm tư liệu cho HS:

Tư liệu số 1:

“Nhà nước cách mạng Việt Nam, ngay sau khi ra đời, đã phải đứng trước một tình thế hết sức hiểm nghèo.

Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp với trình độ lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra. Trận lụt lớn hồi tháng 8/1945 làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, khiến 1/3 diện tích canh tác bị hư hại nặng. Sau lụt là hạn hán kéo dài làm cho 50% diện tích ruộng đất ở Bắc Bộ không cày cấy được. Các ngành kinh tế bị đình đốn nghiêm trọng. Nhiều cơ sở công nghiệp chưa đi vào hoạt động. Hàng vạn công nhân thất nghiệp.

Riêng ngành khai mỏ than, năm 1940 có 39.500 công nhân, khai thác được 2.500.000 tấn; đến năm 1945 chỉ còn lại 4.000 công nhân với sản lượng khai thác là 231.000 tấn. Việc buôn bán với nước ngoài hầu như bị đình trệ. Hàng hoá trên thị trường khan hiếm. Nguy cơ nạn đói mới xuất hiện trong khi hậu quả nạn đói lớn do Nhật - Pháp gây ra từ cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Đời sống nhân dân bị đe doạ nghiêm trọng.

Nền tài chính của Nhà nước cách mạng trong buổi đầu hết sức kiệt quệ. Ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Các khoản thu từ thuế giảm sút. Bên cạnh đó, khi kéo vào nước ta, quân Tưởng lại tung ra trên thị trường giấy bạc "Quan kim" và "Quốc tệ" đã mất giá trị, càng làm cho tình hình tài chính và thương mại thêm phức tạp.

Cùng với khó khăn về kinh tế, tài chính, chế độ thực dân - phong kiến để lại một di sản văn hoá hết sức lạc hậu. Thực dân Pháp chăm lo xây dựng nhà tù hơn là trường học. Vì thế, hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Trước năm 1945, cả nước ta chỉ có 737 trường tiểu học với khoảng 623.000 học sinh, 65 trường cao đẳng tiểu học với 16.700 học sinh và chỉ có 3 trường phổ thông trung học với 652 học sinh. Bên cạnh nạn thất học là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút... tồn tại rất phổ biến. Bệnh dịch hoành hành ở nhiều nơi...

Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa có kinh nghiệm quản lí. Ở một số nơi, chính quyền chưa nằm trong tay những người cách mạng. Quân đội thường trực đang trong quá trình xây dựng, chưa được huấn luyện bao nhiêu. Phần lớn cán bộ chỉ huy chưa có hiểu biết về quân sự và kinh nghiệm chiến đấu. Trang bị vũ khí rất thô sơ và thiếu thốn, chủ yếu là giáo mác, dao găm, mã tấu, một ít súng trường, súng máy.” [52].

Để nhấn mạnh vào kẻ thù nguy hiểm nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám, GV cung cấp thêm tư liệu số 2:

“Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Tưởng đã ồ ạt kéo vào nước ta. Núp dưới danh nghĩa đại diện lực lượng Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, quân Tưởng nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay sai. Bởi vậy, khi vào nước ta, quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản cách mạng như Việt Nam Quốc Dân đảng (Việt Quốc) do Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh cầm đầu và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần cầm đầu. Quân Tưởng buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện chế độ trưng thu lương thực để mỗi tháng phải cung cấp cho chúng 10.000 tấn gạo, trong khi nhân dân Bắc Bộ đang phải chịu hậu quả nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử đất nước.

Ở phía Nam vĩ tuyến 16, tình hình còn nghiêm trọng hơn.Thực dân Pháp ngày càng lộ rõ ý đồ trở lại xâm chiếm Việt Nam. Tướng Lơclec - Tổng chỉ huy lực lượng lục quân Pháp ở Viễn Đông - đã vạch ra kế hoạch chiếm lại Đông Dương gồm 5 điểm như sau:

1- Dựa vào quân Anh để làm chủ phía Nam vĩ tuyến 16;

2- Thả dù nhân viên dân sự và lực lượng quân sự xuống miền Bắc Việt Nam; 3- Xác nhận với Đồng minh việc duy trì chủ quyền của Pháp ở Đông Dương; 4- Từng bước giành lại những vùng do Trung Quốc kiểm soát;

Tại Sài Gòn, quân Anh ngang nhiên tước vũ khí của quân Nhật trang bị cho tù binh Pháp (bị Nhật bắt giam từ sau ngày 9/3/1945), dùng quân Pháp thay quân Nhật canh gác một số vị trí).

Như vậy, có thể thấy với danh nghĩa đại diện lực lượng Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Vào thời điểm này, trên đất nước ta đã có hơn 30 vạn quân các nước Anh, Pháp, Tưởng, Nhật cùng nhiều đảng phái phản động lăm le lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chưa bao giờ trên đất nước ta cùng một lúc có nhiều kẻ thù xâm lược như vậy”. [52]

Để giúp HS có thể trả lời được câu hỏi thuộc vấn đề 1, GV có thể tổ chức trao đổi, đàm thoại thông qua tìm hiểu sách giáo khoa và tư liệu do GV cung cấp. Dưới sự định hướng của GV, HS cùng nhau trao đổi, thảo luận và chọn ra những kiến thức cơ bản nhất để giải đáp cho tình huống mà GV đã nêu ra.

Sau khi hết thời gian thảo luận, GV gọi đại diện HS lên trình bày trước lớp, các HS khác chú ý theo dõi và có thể nêu thắc mắc, chất vấn, bổ sung ý kiến. GV nhận xét và chốt lại vấn đề.

Gợi ý sản phẩm: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

a. Khó khăn

- Phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc: quân Đồng minh núp dưới danh nghĩa giải giáp vũ khí của Nhật lũ lượt kéo vào nước ta:

+ Miền Bắc có 20 vạn quân Tưởng.

+ Miền Nam quân đội Anh kéo vào nhằm dọn đường cho Pháp quay lại xâm lược Việt Nam.

+ Trên lãnh thổ nước ta còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. - Lực lượng tay sai phản động nổi dậy chống phá.

- Chính quyền cách mạng còn non trẻ.

- Hậu quả và những tàn dư của chế độ phong kiến để lại:

+ Kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề; công nghiệp ngừng trệ; tài chính trống rỗng, thị trường rối loạn.

+ Văn hóa - xã hội: hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội hoành hành. => Nước ta ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

b. Thuận lợi

- Nhân dân phấn khởi, tin yêu, gắn bó với chế độ mới. - Có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ chủ tịch.

- Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào đấu tranh vì hòa bình - dân chủ - tiến bộ xã hội dâng cao.

Giải quyết vấn đề 2:

GV tiếp tục cung cấp tư liệu cho HS:

1. “Cuối tháng 12 năm 1945, để cho nhân dân hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử và để động viên nhân dân tham gia, Hồ Chí Minh đã viết bài Ý nghĩa Tổng tuyển cử nêu rõ: Tổng tuyển cử là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà.

Trước ngày Tổng tuyển cử, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Trong Lời kêu gọi có đoạn viết: “Về mặt quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch… Quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã:

Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, Kiên quyết chống bọn thực dân,

Kiên quyết tranh quyền độc lập” [49, tr.138]

2. “Ngay sau khi đất nước được độc lập, ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đề ra sáu nhiệm vụ của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó công tác xóa nạn mù chữ được xếp hàng thứ hai sau việc chống nạn đói. Người nói: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị nước ta. Hơn 90% đồng bào ta mù chữ…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”. Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập ngành Bình dân học vụ và viết lời kêu gọi chống nạn thất học, động viên “những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ” và “những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết”, đồng thời đề nghị trong một năm tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ Quốc ngữ.” [49, tr.135]

3. “Nhân lễ khai mạc Tuần lễ vàng, chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi nhân dân toàn quốc: Tuần lễ vàng không những có ý nghĩa giúp vào nền tài chính quốc phòng, nó còn có ý nghĩa chính trị quan trọng…Tuần lễ vàng sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và toàn thế giới biết rằng trong lúc chiến sĩ Việt minh trên các mặt trận quyết hi sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở địa phương, nhất là những nhà giàu có, cũng có thể hi sinh được chút vàng để phụng sự Tổ quốc”.

[49, tr.136]

GV có thể kết hợp nêu câu hỏi để gợi mở các vấn đề cho HS:

+ Căn cứ vào tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám, theo em nhiệm vụ trước mắt cần phải giải quyết cấp bách của cách mạng nước ta lúc này là gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 77 - 93)