Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 98 - 154)

9. Cấu trúc đề tài

2.5.5.Kết quả thực nghiệm

2.5. Thực nghiệm sư phạm

2.5.5.Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả nhận thức của HS cũng như sử dụng kết quả thực nghiệm làm cơ sở để đánh giá các phương pháp đã đề ra, sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành việc kiểm tra đối với cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra 15 phút (đề kiểm tra ở phụ lục). Đề kiểm tra giống nhau ở cả hai lớp, nội dung bám sát mục tiêu của bài học, đề ra đảm bảo độ khó và độ vừa sức của HS cũng như đảm bảo về thời gian làm bài.

Sau khi chấm bài, chúng tôi phân loại HS như sau: + Loại giỏi: từ 9 - 10 điểm

+ Loại khá: từ 7 - 8 điểm + Loại trung bình: 5 - 6 điểm + Loại yếu: dưới 5 điểm * Kết quả thực nghiệm:

Bảng 2.1. Bảng thống kê điểm kiểm tra của HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Lớp số

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 12 A1 45 12 26,6 24 53,3 8 17,8 1 2,3 12 A2 43 7 16,3 20 46,5 11 25,6 5 11,6

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (theo tỉ lệ %)

Từ kết quả thực nghiệm trên cho thấy sự chênh lệch giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại trường THPT Lương Tài như sau:

- Điểm bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, cụ thể:

+ Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi, khá cao hơn hẳn so với lớp đối chứng (điểm giỏi: 26,6% so với 16,3%; điểm khá: 53,3% so với 46,5%).

+ Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và yếu thấp hơn so với lớp đối chứng (điểm trung bình: 17,8% so với 25,6%; điểm yếu: 2,3% so với 11,6%).

+ Đặc biệt, so sánh các mức điểm giữa hai lớp thì chênh lệch cao nhất chính là số điểm giỏi: số điểm giỏi của lớp thực nghiệm hơn của lớp đối chứng là 10,3%.

Để so sánh cụ thể hơn kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi tính giá trị (T) cho điểm số hai lớp theo công thức sau:

T = Tổng số điểm : tổng số HS 0 10 20 30 40 50 60

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu

12 A1 12 A2

Bảng 2.2. Bảng so sánh độ chênh lệch điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Tổng số điểm Tổng số HS Điểm trung

bình (T) Độ chênh lệch

12 A1 330 45 7,3

1.02

12 A2 270 43 6,28

- So sánh điểm bài kiểm tra của HS trong một lớp:

+ Điểm ở lớp thực nghiệm phân bố đồng đều hơn: số lượng HS giỏi và khá chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 26,6% và 53,3%; chỉ duy nhất 1 HS bị điểm yếu.

+ Ở lớp đối chứng, tỉ lệ điểm của HS không đều nhau: chỉ có những HS chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài đạt được điểm giỏi (16,3%), còn đa số HS đạt điểm khá (46,5%) và trung bình (25,6%), vẫn còn nhiều HS bị điểm yếu (11,6%).

Từ kết quả thực nghiệm tại trường THPT Lương Tài cho thấy chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Như vậy, thực nghiệm sư phạm đã kiểm chứng cơ sở lí luận và tính khả thi của các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận văn; đồng thời góp phần khẳng định việc thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề nói chung, trong phần lịch sử Việt Nam lớp 12 nói riêng là đúng đắn, phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh việc phân tích kết quả thực nghiệm, sau khi kết thúc các tiết học chúng tôi còn tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm với các GV dự giờ và trò chuyện với HS để tìm hiểu thái độ của các em đối với tiết học.

- Đối với GV: Qua thực tiễn triển khai giờ học thực nghiệm, hầu hết các GV dự giờ đều hài lòng với quá trình chuẩn bị dạy - học, mức độ đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng. Tuy mức độ nhớ/hiểu/vận dụng, mức độ rèn luyện kĩ năng học tập được đánh giá đạt ở mức độ khác nhau song nhìn chung các GV đều cho rằng cần áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong các tiết dạy học theo chủ đề để đạt hiệu quả cao. Tất cả các thầy cô đều khẳng định ưu thế của việc dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử và đề xuất cần sớm triển khai dạy học theo chủ đề trong chương trình môn Lịch sử.

- Đối với HS:

+ Ở các lớp đối chứng: đa số HS cho biết chưa có hứng thú với bài học vì các hoạt động học tập còn chưa phong phú, chủ yếu là nghe GV giảng bài, đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi và ghi chép bài; vì vậy các em chưa được rèn luyện các kĩ năng cần thiết như thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin...và chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập.

việc tham gia các hoạt động trong giờ học, các em được rèn luyện, phát triển các năng lực chung như: thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin, giả quyết vấn đề... và cả các năng lực chuyên biệt trong môn Lịch sử, đặc biệt là năng lực vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Các em bày tỏ mong muốn được tiếp tục học Lịch sử theo chủ đề và được tiếp tục trải nghiệm các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (dạy học nêu vấn đề, dạy học dự án, kĩ thuật khăn trải bàn...). Như vậy, việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học Lịch sử theo chủ đề rất phù hợp với sở thích và nhu cầu của HS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận về dạy học theo chủ đề, cùng với việc phân tích cấu trúc, mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam lớp 12 (từ năm 1919 đến năm 2000) chúng tôi mạnh dạn đề xuất quy trình xây dựng các chủ đề và thiết kế các chủ đề cho nội dung chương trình môn Lịch sử giai đoạn này.

Trên cơ sở các chủ đề đã xây dựng, chúng tôi đề xuất một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong quá trình dạy học theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam lớp 12 với các ví dụ minh họa cụ thể ở các chủ đề. Mục tiêu của việc sử dụng các phương pháp này trong dạy học theo chủ đề là nhằm hướng tới phát triển năng lực HS, tạo sức hút cho các bài dạy lịch sử.

Để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế, tổ chức dạy học theo chủ đề, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Với kết quả thực nghiệm thu được đã bước đầu khẳng định tính khả thi của việc thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề cũng như hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình tổ chức dạy học các chủ đề Lịch sử.

Qua việc dạy học theo chủ đề, hiệu quả lĩnh hội tri thức đã được nâng cao đồng thời còn thúc đẩy tinh thần học tập chủ động của HS. Qua đó, những kĩ năng, năng lực của HS được bộc lộ và rèn luyện ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh” chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng. Xuất phát từ yêu cầu đó đòi hỏi giáo dục phải có những chuyển biến mới để đào tạo ra lớp người lao động năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện.

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường. Đổi mới chất lượng giáo dục cần phải đổi mới toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá, trong đó đổi mới PPDH được xem là khâu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định.

Dạy học theo chủ đề là một trong những quan điểm dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới và đáp ứng được nhu cầu học tập của HS hiện nay. Dạy học theo chủ đề góp phần tạo tư duy lôgic cho HS, kiến thức cung cấp cho HS mang tính hệ thống và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, HS được rèn luyện các kĩ năng học tập để tìm ra kiến thức và sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Với việc áp dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, dạy học theo chủ đề giúp HS phát huy tốt nhất tiềm năng và khả năng sáng tạo của mình, giúp các em hình thành nhiều kĩ năng quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Trên nền tảng nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm phù hợp với cách tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề như: dạy học nêu vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy học theo dự án, phương pháp đóng vai cùng với một số kĩ thuật như kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép… Sử dụng hợp lý các biện pháp trên góp phần đổi mới PPDH Lịch sử. Trong thực tiễn giảng dạy, GV cần căn cứ vào nội dung chủ đề, đối tượng HS và điều kiện dạy học để lựa chọn các PPDH tốt nhất nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

đề trong phần lịch sử Việt Nam lớp 12. Từ những chủ đề đã xây dựng, chúng tôi đã đề xuất một số PPDH Lịch sử theo chủ đề phù hợp với đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật của các trường THPT trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Qúa trình thực nghiệm tại trường THPT Lương Tài đã bước đầu chứng tỏ tính khả thi của đề tài.

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài khuyến nghị như sau:

Bộ Giáo dục - đào tạo cùng với các Sở giáo dục - đào tạo của các tỉnh, thành phố cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa đến môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, chú trọng môn Lịch sử trong công tác giảng dạy cũng như trong các kì thi, thay đổi quan niệm, cái nhìn của phụ huynh và HS đối với môn Lịch sử…Có như vậy, người GV lịch sử mới được tiếp thêm nghị lực và tâm huyết để thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề một cách hiệu quả nhất.

Nhà trường THPT đóng vai trò tích cực trong quá trình đổi mới PPDH nói chung và PPDH Lịch sử nói riêng. Ban giám hiệu tại các trường THPT cần có cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò của môn Lịch sử; cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề; từ đó khuyến khích, tạo điều kiện cho các GV bộ môn Lịch sử xây dựng, thiết kế các chủ đề và tổ chức dạy học Lịch sử theo các chủ đề. Các trường phổ thông cần có sự đầu tư thích đáng về phòng đặc trưng bộ môn Lịch sử, về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo nhằm tạo điều kiện cho GV có thể vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào các tiết dạy học theo chủ đề để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. Hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề phụ thuộc phần lớn ở người GV. Bản thân mỗi GV cần có ý thức sâu sắc về đổi mới PPDH, tích cực trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt người GV phải nhiệt tâm với nghề nghiệp của mình, thực sự đầu tư thời gian, công sức để tìm tòi, nghiên cứu và thiết kế các chủ đề lịch sử, thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề với các PPDH hiện đại nhằm tạo hứng thú cho HS, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. GV cần tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia tích cực vào quá trình học tập theo chủ đề, từ đó giúp HS phát triển các kĩ năng - năng lực, tích cực, chủ động và hứng thú học tập môn Lịch sử. Ngoài ra GV cũng cần có sự đánh giá, động viên kịp thời để

kích thích lòng say mê học hỏi, tìm tòi cho các em.

Về phía HS: các em cần có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của việc học tập bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Từ đó tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập trên lớp; ngoài những nội dung trong sách giáo khoa, HS cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm những kiến thức có liên quan thuộc những chuyên ngành khác để bổ sung và mở rộng thêm kiến thức của mình.

Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị trên với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị

lần thứ Tám Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (dùng

cho cán bộ chủ chốt). Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử. Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử

(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018).

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số: 3711/BGDĐT- GDTrH ngày 24/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2018 - 2019.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng

môn lịch sử, Lớp 12. Nxb Giáo dục Việt Nam.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam (2012). Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Lịch sử 12. Nxb Giáo dục Việt Nam.

8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Lịch sử. Nxb Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên môn lịch sử cấp trung

học phổ thông.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên

trung học phổ thông xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử cấp THPT.

12. Nguyễn Thị Thế Bình, Lê Thị Thu, Dạy học theo chủ đề trong môn lịch sử ở

trường THPT, Tạp chí giáo dục, số 388 (Kì 2-8/2016).

13. Nguyễn Thị Côi (2011), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học

Lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 98 - 154)