Tâm thức bảo tồn và lưu truyền văn hóa, văn học dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 85 - 121)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong tâm thức dân gian

3.3.3. Tâm thức bảo tồn và lưu truyền văn hóa, văn học dân gian

Vai trị chính của mỗi truyền thuyết xưa trong thời đại ngày nay chính là bảo tồn và lưu truyền văn hóa, văn học dân gian. Mỗi sáng tác là những nguồn tư liệu quý để giáo dục học sinh lịng u nước, u những nét đẹp văn hóa, hướng về cội nguồn và đoàn kết dân tộc.

Bản thân mỗi sáng tác truyện đã mang trong đó tâm thức của dân gian về việc lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm giúp thế hệ đi sau hiểu được nguồn gốc lịch sử, những giá trị lớn lao mà lịch sử đem lại. Để từ đó có thái độ biết ơn, trân trọng những thành quả từ đó.

Qua mỗi truyền thuyết, ta thấy không chỉ làm nổi bật lên giá trị nội dung, nghệ thuật của thể loại mà ở đó cịn là những trang viết sâu sắc về văn hóa dân tộc cần được lưu truyền. Là tục lệ nhớ ơn tổ tiên, những người có cơng, cứu giúp dân lành. Là những anh hùng đi ra từ tầng lớp nơng dân nhưng lại có những suy nghĩ và hành động xuất chúng. Là những vị thần, bà tiên được trời phái xuống cứu chúng sinh, phát triển đời sống hàng ngày.

Ngày nay, những người trẻ tuổi, đặc biệt là các em học sinh thành phố thường ít quan tâm hơn đến những truyền thuyết về chính lịch sự q hương mình. Chính vì vậy, ngồi tư tưởng giáo dục cần có những biện pháp hành động cụ thể để mỗi người đều hiểu được tầm quan trọng của văn học, văn hóa quê hương mình.

Để làm được điều đó, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi giáo viên cần định rõ những mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể. Đưa những tác phẩm truyền thuyết vùng ven sông Cầu vào những tiết văn học địa phương, tiết học chủ đề hay sinh hoạt ngoại khóa. Thiết kế giờ học theo hướng mới, sáng tạo, hiệu quả để học sinh có thể tự do phát triển khả năng và tự cảm thấy u thích mơn học, say mê muốn được tìm hiểu về truyền thuyết, lịch sử, văn hóa địa phương mình. Tích cực tổ chức các buổi tham quan, học hỏi tại các đền, di tích nơi có những sáng tác truyền thuyết mà các em được học để mỗi học sinh có cái nhìn thực tế, được lắng nghe những câu chuyện lịch sử. Từ đó, tự tư duy mỗi bản thân học sinh thấy được trách nhiệm của mình với lịch sử và với tương lai đất nước. Giáo dục cho học sinh chính ngày hơm nay chính là cách tuyên truyền hiệu quả nhất cho cả dân tộc ngày mai.

Bên cạnh đó, mỗi địa phương cần có sự quan tâm sát sao hơn đến các địa danh. Tổ chức các hoạt động văn hóa mở để nhân dân được biết đến và tham gia, điều đó sẽ giúp giá trị được nhân rộng trong cộng đồng.

* Tiểu kết

Ở chương này ta thấy được rằng, truyền thuyết vùng ven sơng Cầu thật sự có mối liên hệ mật thiết với lễ hội và tâm thức dân gian. Các nghi lễ tâm linh, những phong tục tập quán, những hoạt động lễ hội đã trở thành những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Mỗi truyền thuyết gắn liền với những vị anh hùng, những vị thần che chở cho nhân dân. Họ lập đền thờ để tưởng nhớ bày tỏ lòng biết ơn, bên cạnh đó mỗi dịp lễ hội diễn ra hàng năm cũng là cơ hội để con dân khắp nơi hướng về. Dù là chương trình lớn hay những lễ hội truyền thống quy mô nhỏ, nhưng người dân vẫn ln khơng qn gợi nhắc tinh thần đồn kết dân tộc từ lịch sử, hiện tại và mãi sau này.

Trong đời sống hiện nay, đối tượng người lớn tuổi, trung niên mang nhiều tâm thức sâu sắc hơn về những lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc. Họ sẽ là cầu nối tuyên truyền đến thế hệ trẻ những nét đẹp văn hóa, văn học, lịch sử của đất Việt ta suốt bao thế kỉ để cùng phát huy truyền ngàn đời “uống nước nhớ nguồn”.

Nghiên cứu truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội và tâm thức dân gian đã giúp chúng ta tìm hiểu được những phong tục, tập quán, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian,… của người dân quanh vùng ven sông Cầu. Ngày nay, lễ hội đang từng bước khôi phục và bảo tồn nhiều nét văn hóa xưa cổ truyền, đặc biệt là phần lễ. Dù hình thức lễ hội có sự đổi thay bởi tác động của lịch sử và xã hội nhưng tinh thần chung của lễ hội vẫn mãi ngân lên trong trái tim con người bởi nó được cố định từ truyền thuyết. Như vậy, lễ hội chính là “dịng sữa mát” ni dưỡng truyền thuyết và là cầu nối gắn kết nhân dân đến gần hơn với những nét cổ truyền ngàn đời nay.

KẾT LUẬN

1. Truyền thuyết vùng ven sơng Cầu đã đóng góp vào kho tàng truyền thuyết người Việt những câu chuyện kể vừa mới lạ, vừa có tính hấp dẫn mang đậm màu sắc lịch sử. Dù nằm trong cả một kho tàng truyền thuyết nhưng nó khơng bị hịa lẫn với bất kì một tác phẩm nào. Sự gần gũi với truyền thuyết cho ta thấy các tác giả dân gian đã tiếp thu một cách chọn lọc và phát triển một cách sáng tạo tinh hoa văn học nhân loại. Truyền thuyết nơi đây đã khẳng định được vai trò của mình trong lịch sử ngàn năm của dân tộc. Các tác giả dân gian đã dùng trí tưởng tượng, sự sáng tạo để dựng lại lịch sử, dựng lại cuộc sống của con người trong mỗi câu chuyện truyền thuyết. Mỗi câu chuyện lại gợi nhắc cho ta về những con người đã có cơng bảo vệ tổ quốc, những con người giúp dân nâng cao cuộc sống từ những ngày khai sơ đầu tiên. Đó cũng là cơ sở để ta khẳng định lịng biết ơn, tinh thần đồn kết dân tộc từ bao đời.

2. Nội dung và nghệ thuật trong mỗi câu chuyện đã cho ta thấy những ý nghĩa lớn lao mà ông cha ta gửi gắm. Đó là sự tự hào dân tộc, tự hào về những truyền thống vẻ vang yêu nước bất khuất, là lòng biết ơn của con người dành đến các anh hùng hi sinh chống giặc ngoại xâm, là lời cảm ơn sâu sắc nhiều đời dành đến những người giúp dân, vì dân từ những ngày đầu của lịch sử. Bên cạnh đó, những câu chuyện cịn là cầu nối để đưa những lịch sử văn hóa địa phương đến gần hơn với lớp trẻ. Là những nội dung giáo dục vừa truyền thống, vừa hiện đại mà hơn ai hết những người làm giáo dục như chúng ta cần áp dụng linh hoạt vào mỗi bài giảng của mình, để những thơng tin các em học sinh nhận được khơng cịn q xa xơi hàn lâm mà sẽ là những gì gần gũi nhất, thực tế nhất. Nội dung truyện phong phú, đa dạng, vừa có yếu tố sự thật lịch sử, vừa thể hiện ước nguyện của quần chúng nhân dân. Nghệ thuật đặc sắc, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của truyện truyền thuyết dân gian như cốt truyện, yếu tố tưởng tượng kì ảo,… Tất cả sẽ góp phần tạo nên giá trị tồn tại và phát triển của truyện cho đến mai sau.

3. Qua việc tìm hiểu, ta thấy mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa truyền thuyết và lễ hội. Truyền thuyết chỉ ra nguồn gốc ý nghĩa, còn lễ hội thể hiện lòng biết ơn và sự tự hào nguồn gốc ấy. Mỗi phần lễ, phần hội đều diễn ra rất trang trọng thu hút con người vào đời sống tâm linh đẹp đẽ của dân tộc, hướng con người tới lối sống biết “Uống nước nhớ nguồn”. Những lễ hội ấy đã khéo léo hiện thực hóa truyền thuyết vào đời sống dân gian của mỗi người. Sáng tác xoay quanh lễ hội khơng chỉ có giá trị về mặt văn học mà chúng cịn có giá trị văn hóa, trong đó văn hóa tâm linh được đặc biệt coi trọng bởi nó giúp hồn thiện nhân cách con người. Lễ hội sẽ hiện thực hóa truyền thuyết và đồng thời sẽ là mơi trường lí tưởng cho truyền thuyết tồn tại, lưu truyền mãi trong lòng nhân dân thơng qua các hoạt động văn hóa. Chúng gắn bó và tạo thành một thể thống nhất, chặt chẽ vừa bổ sung cho nhau, góp phần vào sự phong phú của nền văn hóa phi vật thể của nhân loại.

4. Như vậy, truyền thuyết vùng ven sông Cầu cũng là một trong những nhóm truyền thuyết đa dạng của kho tàng dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước thực tại của xã hội phức tạp những nét đẹp văn hóa ấy đang dần mai một đi. Tầng lớp thanh niên trong cuộc sống hiện đại do sức cuốn hút của nhiều cái mới đã không cịn thiết tha với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như trước. Họ đi đền, đi lễ như một trào lưu chứ khơng thực sự có những hiểu biết về địa danh nơi đến lễ. Chính vì vậy, thơng qua luận văn này người viết xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để góp phần bảo lưu phát triển truyền thuyết, lễ hội vùng ven sông Cầu như sau:

- Các tổ chức, đoàn thể nên tạo điều kiện để truyền thuyết được sống trong đời sống dân gian, tích cực tuyên truyền, chia sẻ, xây dựng các chương trình quảng bá đến đơng đảo nhân dân.

- Đưa vào giáo dục phổ thông những tiết học tự chọn về truyền thuyết địa phương mình tùy theo kế hoạch của nhà trường, giáo viên được tự chủ lựa chọn bài học gần gũi nhất với học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tham

quan, học tập tại các địa điểm di tích, đình đền nơi có những truyền thuyết dân gian được lưu truyền. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng các hoạt động sáng tạo để cùng nhau chia sẻ và đưa thông tin đến với mọi người…

- UBND tỉnh, thành phố, phường, ban quản lí các đền cần có những kế hoạch quản lý cụ thể, xây dựng các hoạt động tuyên truyền. Liên kết với các trường học, đoàn Thanh niên địa phương để có những chương trình phù hợp giáo dục công dân trẻ.

Việc nghiên cứu đề tài: “Truyền thuyết vùng ven sông Cầu” của chúng tơi nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Song với khả năng có hạn trước một vấn đề mang tính khoa học địi hỏi cần nhiều thời gian, cơng sức và trình độ nhất định, chúng tơi thấy rằng luận văn của mình khơng tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết

dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Toan Ánh (1969), Miền Bắc khai nguyên, Nxb Trẻ, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội

4. Lê Thị Bích (2014), Luận văn Motip người anh hùng tử trận trong truyền

thuyết Việt Nam, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Hương Cúc (2017), Luận văn Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở

Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

6. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận

và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Bích Hà (2006), Văn học dân gian Việt Nam tác phẩm dùng trong

nhà trường, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

10. Nguyễn Bích Hà (2008), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

11. Nguyễn Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa,

Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Hồng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

13. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ

điển thuật ngữ văn học, (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thu Hoạch (2009), Truyền thuyết dân gian người Việt quyển 5,

15. Kiều Thu Hoạch (1971), Truyền thuyết anh hùng dân tộc trong loại hình

tự sự dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

16. Kiều Thu Hoạch (2000), Tổng hợp văn học dân gian người Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Thái Hoàng (2007), Truyền thuyết dân gian và địa danh, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Kính (2012), Một nhận thức về văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

20. Lã Duy Lan (1997), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn học Thơng tin. 21. Hồng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu

vực phía Bắc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Lý lịch di tích Đình - đền Đồng Tâm (2006), Sở Văn hóa thơng tin tỉnh Thái Nguyên.

23. Lý lịch di tích đền Kim Sơn (2007), Sở Văn hóa thơng tin tỉnh Thái Nguyên

24. Lê Văn Kỳ (1995), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ

về các anh hùng, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998), Văn học dân

gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1990), Văn học dân gian

Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

29. Nguyễn Hằng Phương (2019), Đề tài Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở

tiểu vùng văn hóa Thái Nguyên, Chi hội Văn nghệ dân gian Trường ĐHSP

TN.

30. Lê Chí Quế (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên (2008), Văn học Thái Nguyên (Tài liệu giảng dạy văn học địa phương cấp THCS - Lưu hành nội bộ).

32. Sở Văn hóa thơng tin Thái Nguyên (1900), Truyện cổ Bắc Thái, Nxb Sở

Văn hóa thơng tin Thái Ngun.

33. Sở Văn hóa thơng tin Thái Ngun (1985), Con người và sự tích Bắc Thái, Nxb Sở Văn hóa thơng tin Thái Nguyên

34. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển và du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

35. Vũ Anh Tuấn (2015), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

36. Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Hoàng Tiến Tựu (2012), Một vài vấn đề về văn học dân gian, Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội.

38. Hồng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu

văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

39. Trần Thị Kim Thu (2006), Luận văn Truyền thuyết và giai thoại Khánh

Hịa,Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

40. Nguyễn Thị Phương Thủy (2013), Luận văn hệ thống truyền thuyết và lễ

hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên.

41. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân

gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm, Nxb

Văn hóa dân tộc - Tạp chí văn hóa nghệ thuật.

44. Ban tơn giáo chính phủ (2005), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng

45. Tởng hợp văn học dân gian người Việt, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

(2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Đền Cột Cờ, TP Thái Ngun đón nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh - thainguyentv.vn http://thainguyentv.vn/den-cot-co-tp-thai-nguyen-don- nhan-bang-di-tich-lich-su-cap-tinh-4406.html

47. Đền Cô Bé Xương Rồng - tuphuthanhmau.blogpost.com; http://tuphu thanhmau.blogspot.com/2017/09/den-co-be-xuong-rong.html

48. Đền Túc Duyên - vannghethainguyen.vn http://vannghethainguyen.vn/ 2018/05/30/den-tuc-duyen/

49. Đền Túc Duyên - thainguyentourism.vn http://thainguyentourism.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 85 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)