7. Bố cục của luận văn
3.3. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong tâm thức dân gian
3.3.2. Tâm thức đoàn kết sức mạnh cộng đồng
Như đã nói ở trên, hướng về cội nguồn tổ tiên dân tộc cũng là cách để đoàn kết sức mạnh cộng đồng. Được nhìn nhận là một đặc điểm nổi bật trong hệ thống căn tính của người Việt, suốt chiều dài lịch sử dân tộc, tinh thần cộng đồng đã trở thành thứ “vũ khí” đặc biệt giúp dân tộc Việt Nam đứng vững trước bao thách thức của thiên nhiên, và chiến thắng bao cuộc xâm lăng của ngoại bang.
Từ lịch sử cho đến hiện tại, đâu đâu ta cũng bắt gặp những biểu tượng của tình đồn kết dân tộc. Lịch sử cùng nhau đồn kết kháng chiến, thắng lợi vẻ vang. Cùng nhau tôn vinh, nhớ ơn những người đã có cơng với dân tộc. Và cùng nhau duy trì, phát huy những vẻ đẹp ấy đến mãi mai sau. Chuỗi truyền thuyết kể lại hành trình những vị anh hùng góp cơng đánh đuổi ngoại xâm như Dương Tự Minh, Trần Hưng Đạo, Đội Cấn…; cho ta thêm những thông tin về các vị thần che chở, bảo ban dạy dỗ nhân dân. Chính từ những điều đó, nhân dân tự đặt trách nhiệm lên vai phải biết cùng nhau tiếp nối những truyền thống vẻ vang như chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Qua bao thăng trầm của lịch sử, trải dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần đại đồn kết ln là sức mạnh nội tại để toàn dân tộc Việt Nam chung vai sát cánh vượt lên trên mọi thác ghềnh tới bến bờ vinh quang. Xâm lược đô hộ, thống trị, chia cắt…, bao nhiêu thế lực với bấy nhiêu sự đàn áp khốc liệt, người dân Việt Nam vẫn vững bước tiến lên - mạnh mẽ và oai hùng, đất nước Việt Nam vẫn phát triển trường tồn - sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Bởi thế, nhân nghĩa, yêu thương là giá trị văn hóa vĩnh hằng của người Việt, tạo nên tinh hoa văn hiến dân tộc Việt, làm nên sức mạnh phi thường đất Việt.