Truyền thuyết tôn vinh các vị anh hùng lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 53 - 56)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Truyền thuyết tôn vinh các vị anh hùng lịch sử

Cũng như truyền thuyết lịch sử đã nói đến ở trên, một khía cạnh khác đó là thông qua những câu chuyện lịch sử, nhân dân ta lồng ghép vào đó lòng biết ơn, sự tin tưởng và hi vọng, đặt niềm tin vào các vị anh hùng đem lại yên ổn cho nhân dân, đem lại hòa bình cho dân tộc.

Theo truyền thuyết xưa, thất bại của cha con An Dương Vương và cộng đồng Âu Lạc đã khép lại trang sử hào hùng của dân tộc. Truyền thuyết anh hùng với âm hưởng ngợi ca tập thể và các cá nhân thần thánh trong cuộc chiến đấu sôi nổi của cộng đồng Văn Lang - Âu Lạc đến đây không còn đất để tiếp tục sinh sôi nữa, nhưng không gian đau thương và tăm tối của một đất nước bị xâm lấn và tình cảm đối với một quá khứ còn vang bóng khiến các tác giả dân gian không thể không tiếp tục bảo lưu lịch sử, đồng thời ghi tiếp những trang sử đau thương nhưng cực kì anh dũng của dân tộc. Chính vì lẽ đó mà tiếp theo dòng truyền thuyết anh hùng vẫn được bảo lưu là những truyền thuyết mới với những chủ đề mới được sáng tạo nhưng vẫn mang đậm dấu ấn thực tế mỗi vùng miền. Nhân vật trung tâm của kiểu truyền thuyết này là những nhân vật, anh hùng lịch sử đích thực. Là những con người bằng xương bằng thịt được hình tượng hóa ít nhiều để tô đậm thêm các sự kiện và khẳng định ý thức lịch sử của nhân dân. Bởi thế mà trong mọi tài liệu về truyền thuyết đều khẳng định: truyền thuyết là người chép sử trung thành và mẫn cán, chọn lọc và lưu giữ lịch sử dân tộc theo quan điểm của nhân dân.

Lịch sử dân tộc Việt phải kể đến những cuộc khởi nghĩa nông dân với cải cách đi vào truyền thuyết và trở thành chủ đề nổi bật. Những anh hùng nông dân như Ba Vành, Chàng Lía, Vua Heo, Hầu Tạo,… cũng là những nhân vật chính của các truyền thuyết lịch sử mang chủ đề trên. Ở những câu chuyện ấy vừa thể hiện tính chiến đấu, tinh thần quật khởi, vừa thể hiện ý thức giai cấp sâu sắc của nhân dân.

Với những truyền thuyết địa phương nói chung và truyền thuyết vùng ven sông Cầu thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng, những bản kể tôn vinh các vị anh hùng không phải quá hiếm. Có thể kể đến truyền thuyết đền Đội Cấn - tôn vinh, tưởng nhớ anh hùng Đội Cấn - người anh hùng lãnh đạo binh lính Thái Nguyên chống lại thực dân Pháp. Đồng thời, ông cũng chính là người công

bố cương lĩnh đánh đuổi giặc Pháp, tuyên bố “Thái Nguyên độc lập” góp phần vào sự hòa bình dân tộc. Hay câu chuyện về vị tướng Dương Tự Minh đánh tan giặc Tống được lưu truyền nơi đền Xương Rồng và cũng chính nơi đây người dân lập đền thờ ông để bày tỏ lòng biết ơn những vị anh hùng vì nước, vì dân. Đền Mỏ Bạch cũng được biết đến là nơi thờ vọng danh tướng Phò mã Dương Tự Minh. Theo truyền thuyết, ông có công dẹp giặc ngoại xâm giúp triều đình nhà Lý giữ yên bờ cõi phía Bắc của Tổ quốc. Ông là biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc Thái Nguyên ở thế kỉ XII. Bên cạnh đó cũng có những ngôi đền thờ tự các vị thần như đền Kim Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo… tất cả những điều đó đã thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính của người dân Thái Nguyên dành cho các anh hùng dân tộc.

Theo dấu tích lịch sử từ thế kỷ thứ XVI, sau khi mất thành Thăng Long, tàn dư của nhà Mạc chạy lên các tỉnh phía Bắc, để tập kết luyện quân chống lại tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Vào thời điểm này có một nữ tướng nhà Mạc đã cắm cờ doanh trại tại đây để luyện quân. Khi quân của bà rút đi người dân nơi đây đắp lên ngôi đền nhỏ để thờ vị nữ tướng này, dân gian truyền lại gọi là thờ Bà Chùa bản tỉnh và ngôi đền có tên là Đền Cột Cờ. Khu vực ấy hiện giờ là trung tâm thành Phố Thái Nguyên, cách dòng sông Cầu chảy qua chỉ khoảng 1km. Dù không phải là những tên tuổi lưu danh sử sách nhưng với người dân Thái Nguyên, mỗi anh hùng góp sức đều để lại những đóng góp to lớn vào sự thay đổi của dân tộc.

Song song với các truyền thuyết tiêu biểu của dân tộc, bộ phận nhỏ truyền thuyết trên mảnh đất Thái Nguyên ấy cũng đã ca ngợi sâu sắc tôn vinh các anh hùng lịch sử. Những câu chuyện thường hướng đến chính những con người đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân tại đây, hoặc là những tên tuổi gắn liền với sự độc lập của mảnh đất này. Tất cả điều đó đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới những

đóng góp của các vị tướng tài vào vận mệnh dân tộc nói chung và sự ổn định, hòa bình của Thái Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)