7. Bố cục của luận văn
3.2. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu với các lễ hội ghi công các vị thần
3.2.3. Truyền thuyết Đền Kim Sơn (Gốc Sấu) với lễ hội đền Kim
Đền Kim Sơn có tên tự là Kim Sơn từ, cổng đề có cây sấu cổ thụ nên người dân thường gọi là Đền Gốc Sấu. Đền Kim Sơn (Gốc Sấu) là một quần thể di tích sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên.
Đền Kim Sơn thuộc xóm Đồng Bẩm, xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (nay là tổ dân phố Đồng Bẩm, phường Đồng Bẩm, thành phố
Thái Nguyên). Từ đường tròn thành phố Thái Nguyên theo đường quốc lộ 1B
(Thái Nguyên - Lạng Sơn) 1500m tới phường Đồng Bẩm, rẽ trái theo đường ô tô đi 200m qua đầu Xưởng Gỗ Tháng 8 sẽ tới di tích.
Đền Kim Sơn quay mặt về hướng Tây Bắc, nằm dưới chân đồi Kim Sơn, tọa lạc trên dải đất có địa thế đẹp trên bến, dưới thuyền có con sơng Cầu thơ mộng chảy qua thuận lợi cho việc nhân dân sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, tổ chức lễ hội.
Di tích đền Kim Sơn (đền Gốc Sấu) được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX. Đền nằm ngay bên bờ sông Cầu, phong cảnh hữu tình, là một trong những di tích thắng cảnh đầy tiềm năng thu hút khách du lịch của phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên.
Theo truyền thuyết và các sự kiện lịch sử, cũng như lời kể nhân chứng thì đền Kim Sơn thờ Chúa Bà Chầu Đệ Nhị người xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Ngun). Bà có cơng lớn trong việc kêu gọi nhân dân vùng Đồng Hỷ, xứ Thái Nguyên chống lại giặc Cờ Đen từ phương Bắc sang xâm chiếm nước ta. Trong một trận đánh ác liệt với quân giặc dọc tuyến sông Cầu, bà đã hi sinh anh dũng. Để tưởng nhớ người nữ anh hùng có cơng lao to lớn với đất nước, nhân dân đã lập đề thờ bà (Chúa Bà Chầu Đệ Nhị) cho đến ngày nay.
Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc 1941-1944, đền Kim Sơn là nơi họp và dấu cất lương thực, quân trang cho du kích và cứu quốc qn. Đây cịn là nơi qua lại hội họp của bán bộ xứ ủy Bắc Kỳ và cán bộ, đội viên Cứu quốc quân II như các đồng chí Hồng Quốc Việt Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng, Chu Văn Tấn, Chu Quốc Hưng…
Năm 1994, chính quyền địa phương cùng nhân dân xã Đồng Bẩm (nay là phường Đồng Bẩm) đóng góp tiền của, cơng sức, ngun vật liệu để tôn tạo, xây dựng lại một số hạng mục ngơi đình và đền Kim Sơn.
Đền nằm quay mặt hướng Tây Bắc, phía trước là những rặng tre làng tốt tươi và con sông Cầu chảy quanh. Từ cổng Tam quan vào ta thấy không gian xanh với nhiều loại cây lâu năm rợp bóng mát rượi, khuôn viên cây cảnh trang nhã tạo cho ngơi đền một cảnh quan tĩnh mịch, cổ kính gợi sự linh thiêng.
Nơi đây từng bị thiêu đổ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo lời kể của các nhân chứng thì trước đây ngơi đền là một nhà lợp cỏ gianh thiết kế theo kiểu nhà sàn, có 4 cột bằng gỗ to được kê trên sàn đất, xung quanh ghép ván, trong là bệ thờ đặt bát hương… Sau khi phục dựng, tôn tạo lại theo kiểu cũ nhưng bốn cột được chôn vững chắc, bệ thờ được thay bằng sàn ván. Lần tu sửa gần đây nhất vào năm 1994 được nhân dân trong vùng đóng góp cơng sức, tiền của xây dựng lại ngôi đền khang trang và rộng rãi hơn nhưng vẫn cịn giữ được một số hạng mục ngun gốc.
Ngơi đền được xây dựng theo kiểu chữ đinh (J), rộng khoảng 50m2, ở trên là một khu đất rộng bên bờ sơng Cầu, xung quanh là cánh đồng và xóm làng bao bọc… Cảnh quan, khuôn viên đẹp. Cây sấu cổ thụ - điểm nổi bật nơi đây nằm ở khu vực giữa đền, rồi đến nơi thờ Mẫu Bán Thiên, kế tiếp là Mẫu Cửu Trùng Thiên lầu Bát Bộ Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu. Bên trái là gian phịng để cụ Từ sinh hoạt và đón tiếp khách.
Cổng Tam quan rang trí đẹp, phía ngồi đắp nổi tên “Kim Sơn Từ” bằng chữ hán nơm, hai bên tả, hữu có câu đối:
Thiên thu quảng đại môn từ hàm nghiêm cứu thế độ dân Vạn cổ anh linh tiên Chúa Thượng Ngàn gia phong chí dung
(Nghìn năm nay cửa đền đã cứu dân độ thế khắp mọi nơi Ngàn vạn năm đã có dấu tích Bà Chúa Thượng Ngàn
giỏi việc nước đảm việc nhà)
Ngôi đền được tu bổ kiến trúc chia làm ba gian:
Phần hậu cung thờ ba bức tượng phật, chính giữa là tượng Chúa Bà (Chầu Đệ Nhị), hai bên là Cô Quỳnh, Cơ Quế (người hầu cho Chúa Bà). Ra phía ngồi, phần trên là bức đại tự với câu đối hai bên.
Trong ban thờ, ở vị trí cao và trang trọng nhất là tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Phía dưới thờ Tam tịa thánh mẫu (Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam), kế dưới là tượng Đức vua cha Ngọc Hoàng, hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu. Dưới cùng là bàn thờ Hạ Ban (Thờ Ngũ Hổ).
Gian bên trái ban thờ chính thờ tứ phủ ơng hồng: Ơng Hồng Mười, Hoàng Bơ, Hoàng Bảy.
Gian bên phải thờ đức thánh Trần Hưng Đạo là một trong Tứ bất tử của dân tộc ta.
Phía trên đền được bài trí nhiều Long Vải cùng một số Nón chầu và hai con xà tinh chấn thủ hai bên tả hữu tạo cho ngôi đền thêm sống động và linh thiêng.
Đền Kim Sơn từng được vua của một số triều đại phong kiến ban sắc phong. Tuy bản gốc Sắc phong của thời Lê và thời Nguyễn phong cho các vị thần ở Đền khơng cịn nhưng Đền vẫn lưu giữ được những nét cổ kính và một số di vật thời xưa.
Đền Kim Sơn có nét cổ kính tốt lên khơng khí yên tĩnh, linh thiêng. Sân Đền mát rượi dưới bóng tán lá cây Sấu cổ thụ 3 - 4 người ôm. Mùi hoa hồng, cúc, lan … tỏa ngát hương thơm. Cách đền Kim Sơn 30 - 40m là dịng sơng Cầu nước chảy lơ thơ, uốn lượn ơm vịng lấy đền về phía Tây Bắc. Cảnh quan
với nhiều cây xanh đẹp, khí hậu mát mẻ, thuận đường qua lại nên hàng năm thu hút nhiều khách tham quan, vãn cảnh. Nơi đây cịn là khơng gian văn hóa lưu trữ, truyền tụng các phong tục, tập quán sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa dân gian từ bao đời nay. Dân trong vùng dù đi đâu, ở đâu cũng không thể nào quên hội tụ về lễ hội xuân đền Kim Sơn.
Thành phố Thái Nguyên có bề dày lịch sử với nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm. Trong đó, đền Kim Sơn thường xuyên mở cửa đón du khách và tổ chức các ngày lễ lớn:
- Mùng 4 âm tháng Giêng: Tổ chức lễ khai xuân thu hút đông đảo nhân dân chơi tết, du xuân, dự hội. Đây là lễ hội sơi động nhất, các trị chơi dân gian và hiện đại đang ngày càng được phục hồi, bổ sung, đan xen hấp dẫn và thu hút đông đảo khách trảy hội.
- 14/4 làm lễ Hạ Điền (tức là lễ Xuống đồng): Nhân dân tập trung tại đền làm lễ
- 14/7 làm lễ Thượng Điền (tức là lễ Lên đồng): Nhân dân cày cấy xong, tổ chức tạ ơn thần linh phù hộ mùa màng được tốt tươi.
- Tháng 8 làm lễ Cơm Mới: Tùy thuộc vào năm đó lúa chín sớm hay muộn. - 14/11 làm lễ Đại Tiệc: Liên hoan cho cả năm làm mùa màng thắng lợi. - 14/12 làm lễ Tất Niên: làm lễ đóng cửa đình (đình Kim Sơn phía sau đền) cho đến tháng giêng.
Những ngày lễ, nhân dân trong vùng và khách thập phương thường về dự dâng hương tưởng niệm, cầu nguyện cho mưa thuận gió hịa, làm ăn phát đạt, xã hội bình an, gia đình hạnh phúc. Các nam thanh, nữ tú hát giao duyên, tổ chức các trò chơi đá cầu, chọi gà, kéo co…
Thông qua các dịp lễ hội, người dân càng thêm gắn bó với quê hương, đồng ruộng, chia ngọt sẻ bùi, vượt qua mọi khó khan trong đời sống kinh tế, vun đắp đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, lòng yêu nước, tin yêu Đảng, Chính phủ, góp sức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thêm phong phú, sống động.
Đền Kim Sơn là một di tích lịch sử văn hóa có giá trị truyền thuyết, lịch sử giáo dục tư tưởng, tinh thần yêu nước, đoàn kết các dân tộc, giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức uống nước nhớ nguồn không chỉ của nhân dân phường Đồng Bẩm mà còn của thành phố Thái Nguyên.
Về văn hóa, đền Kim Sơn được nhân dân xây cất ghi nhớ công ơn, tài đức của vị chúa bà đã có cơng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, địa phương. Là nơi sinh hoạt văn hóa, lễ hội của địa phương, đặc biệt là tiềm năng khai thác dịch vụ di sản văn hóa và du lịch với địa thế cảnh quan hấp dẫn. Di tích lịch sử văn hóa đền Kim Sơn hợp với di tích lịch sử từ thành phố Thái Nguyên, Cầu Gia Bảy sang huyện Đồng Hỷ như di tích Động Chùa Hang, động Linh Sơn… thành quần thể bảo tồn, phát huy giá trị lên tầm cao mới.
3.2.4. Truyền thuyết Đình - Đền Đồng Tâm với lễ hội Đình - Đền Đồng Tâm
Đình Đồng Tâm - Đền Đồng Tâm thuộc xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ (nay là phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên). Di tích nằm trên một khu đất bằng phẳng ở bờ đơng sơng Cầu thuộc xóm Đồng Tâm, xã Đồng Bẩm (nay là tổ dân phố Đồng Tâm, phường Đồng Bẩm). Với diện tích gần 1000m2, đình - đền Đồng Tâm tọa lạc trên dải đất có địa thế đẹp, trên bến dưới thuyền thuận lợi cho việc nhân dân tham quan vãn cảnh, tổ chức lễ hội.
Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi qua cầu Gia Bảy (tuyến đường 1B), khoảng 100m rẽ trái theo đường liên xóm là đến địa danh.
Xóm Đồng Tâm, xã Đồng Bẩm (nay là tổ dân phố Đồng Tâm, phường Đồng Bẩm) là địa bàn sinh sống lâu đời của nhân dân các dân tộc, nơi có truyền thống văn hóa bản địa đậm đà bản sắc trung du và miền núi.
Theo lời kể của các nhân chứng và văn bia tại đình - đền Đồng Tâm, di tích đã được xây dựng từ khoảng cuối thế kỉ XIX. Vị trí đầu tiên đình - đền được xây dựng ở bên bờ Bến Tượng ven sông Cầu.
Năm 1920, khi tên Công sứ người Pháp ở tại tỉnh Thái Nguyên có hai người con trai bị chết đuối ở dịng sơng Cầu trước cửa đình, hắn đã cho qn lính phá ngơi đình. Nhân dân đã chuyển đình đến vị trí khác cách đó 200m. Sau
khi đình được dựng lên, cuộc sống của bà con trong vùng không được yên ổn, mất mùa thường xuyên xảy ra, nhân dân cho rằng hướng đình khơng hợp đã chuyển đến địa điểm thứ ba là địa điểm di tích hiện nay, phục dựng lại đình - đền Đồng Tâm.
Theo các tài liệu, hiện vật và lời kể của các nhân chứng di tích đình Đồng Tâm là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh - một nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên. Còn đền Đồng Tâm thờ các vị thần như: Trần Hưng Đạo, Chúa Thác Bờ, thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Đây là phong tục thờ cúng tín ngưỡng dân gian thường gặp ở các ngôi đền.
Đức thánh Trần Hưng Đạo là một trong Tứ bất tử.
Chúa Thác Bờ là vị thần đại diện cho thần ở vùng sơng nước.
Tam tịa Thánh Mẫu là nơi thờ các vị thần: Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị và Mẫu đệ tam, Chúa Sơn Trang, Ơng Hồng Bẩy, Hồng Mười và thờ các vị thần khác. Ngoài ra nơi đây cũng thờ ban Phật như tượng Thích Ca, Di Đà, Phật tổ Như Lai, Thái Thượng lão quân, Văn Thù, Phổ Hiền, Bồ Tát, Thiên thủ, Thiên nhãn.
Đình - đền Đồng Tâm là nơi lưu truyền các phong tục, tập quán cổ truyền đã lưu lại từ bao đời nay ở đất Đồng Bẩm và bà con xa quê hương đi làm ăn ở mọi miền Tổ quốc, dù ở đâu họ đều nhớ về cội nguồn của mình.
Đình - đền Đồng Tâm có những ngày lễ hội chính trong năm như: Ngày khai xuân 15 tháng 2 (AL), ngày Phật Đản ngày 8 tháng 4, ngày ra hè mùng 10 tháng 7, ngày Lễ thượng đền 18 tháng 8 và ngày lễ tất niên mùng 10 tháng 11 thu hút đông đảo nhân dân trong huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên đến lễ hội.
Lễ hội diễn ra tại di tích đình - đền Đồng Tâm do UBND phường tổ chức, bà con nhân dân trong vùng đến dự và dâng hương tưởng niệm, cầu nguyện thần Dương Tự Minh phù hộ độ trì cho nhân dân nơi đây được mưa thuận gió hịa, làm ăn phát đạt, xã hội bình an, gia đình hạnh phúc. Các nam thanh, nữ tú còn hát giao duyên, tổ chức các trò chơi đá cầu, chọi gà,… các cụ già thì đánh cờ. Đình - đền Đồng Tâm thực sự là một điểm đến của khách thập phương.
Thông qua các dịp lễ hội, người dân càng thêm gắn bó với quê hương, đồng ruộng, với xóm làng, từ đó họ sống chan hịa, thân thiện đồn kết hơn, mang tính cộng đồng sâu sắc.