7. Bố cục của luận văn
3.1. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong mối quan hệ với lễ hội tôn
vinh các vị anh hùng trong lịch sử
3.1.1. Truyền thuyết về Chầu Bảy Kim Giao và Dương Tự Minh với lễ hội Đền Mỏ Bạch Đền Mỏ Bạch
Mỗi truyền thuyết đều có một hay một nhóm nhân vật trung tâm, đó là những nhân vật được truyền thuyết ngợi ca. Họ sống khơng phải chỉ trong lịng ngưỡng mộ của dân chúng mà từ niềm tơn kính và ngưỡng mộ đó, họ đã trở thành hồng của làng hay thần thiêng của một vùng, hay thành vị tổ sư của một nghề nào đó. Tại đây, truyền thuyết kể lại về Chầu Bảy Kim Giao giúp dân trồng trọt, chăn nuôi. Cũng là nơi thờ vị tướng tiêu biểu của Thái Nguyên - anh hùng Dương Tự Minh.
Hằng năm, để tưởng nhớ công ơn, đồng thời nhắc nhở con cháu suy nghĩ và nối tiếp truyền thống, dân chúng nơi nơi mở hội tưng bừng để thể hiện niềm tơn kính này.
Đền Mỏ Bạch tổ chức nhiều ngày lễ lớn trong năm (theo âm lịch): + Ngày 10 tháng giêng: Lễ khai Xuân
+ Ngày 2 tháng 2: Tiệc Cô Đôi
+ Ngày 9 tháng 2: Tiệc Sơn Trang, Tiệc Quan Đệ Nhị + Ngày 3 tháng 3: Tiệc Mẫu Phủ Dày
+ Ngày 24 tháng 3: Tiệc Quan Đệ Tứ + Ngày 15 tháng 4: Lễ Phật Đản
Đến thời gian vào hè có thể kể đến những ngày dưới đây: + Ngày 25 tháng 5: Tiệc Quan Lớn Tuần
+ Ngày 9 tháng 6: Tiệc Mẫu Cửu + Ngày 12 tháng 6: Tiệc Cô Bơ
+ Ngày 18 tháng 6: Tiệc ơng Hồng Bơ + Ngày 24 tháng 6: Tiệc Quan Đệ Tam + Ngày 12 tháng 7: Tiệc ơng Hồng Bảy
+ Ngày 21 tháng 7: Tiệc chầu Bảy - Cô Bảy, Cô Bé Bảo Đền Thời gian ra hè:
+ Ngày 20 tháng 8: Tiệc vua cha + Ngày 9 tháng 9: Tiệc cơ Chín
+ Ngày 10 tháng 10: Tiệc ơng Hồng Mười + Ngày 15 tháng chạp: Lễ tất niên
Nếu như Chầu Bảy Kim Giao được thờ tại đền thờ Mỏ Bạch mang ý nghĩa biết ơn người có cơng giúp dân thay đổi cuộc sống từ xa xưa thì lễ hội gắn liền với truyền thống lịch sử mang tên vị tướng Dương Tự Minh. Nằm ở vị thế trung tâm là nơi giao lưu các khu vực trong và ngoài tỉnh, đền Mỏ Bạch không chỉ là nơi thăm quan, dâng lễ cảm tạ của nhân dân địa phương mà cả nhiều vùng lân cận. Mỗi ngày lễ, người dân lại nô nức tụ hội về đây mang theo niềm thành kính sâu sắc nhất. Trước đây, lễ hội thường có các nghi lễ dâng hương, rước kiệu, múa lân nhưng vài năm trở lại đây các bữa tiệc lễ được tổ chức chính dưới hình thức làm lễ, thắp hương cảm tạ, hiện nay khơng cịn các nghi lễ rước kiệu hay mở hội linh đình mà thay vào đó là sự tự nhắc nhở của mỗi người dân hướng về truyền thống lịch sử linh thiêng mà sâu sắc. Lễ lớn về vị tướng Dương Tự Minh cũng thường không mở rộng tại đây mà hướng tại đền Đuổm (Phú Lương, Thái Nguyên).
Hai trong những ngày lễ chính khơng thể bỏ qua tại đây là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch và ngày lễ Phật Đản 15 tháng 4 âm lịch, nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức Lễ khai xuân để tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng có cơng đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
3.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh và công chúa Thiều Dung với lễ hội đền Túc Duyên đền Túc Dun
Đền Túc Dun có diện tích 1403m2 nằm trên địa bàn tổ 14 phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 3km về phía Đơng Nam, cách UBND phường Gia Sàng khoảng 2km về phía Nam). Di tích đền Túc Duyên nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia - địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong đại đội 915 đội 91 Bắc Thái hi sinh vào đêm Noel năm 1972. Đền Túc Duyên được nhân dân lập nên để thờ công chúa Thiều Dung, vợ của thủ lĩnh Dương Tự Minh - người đã có cơng đánh giặc Tống thế kỉ XII, được nhà Lý gả cơng chúa và phong làm phị mã.
Theo tương truyền, từ khi về làm vợ thủ lĩnh Dương Tự Minh, công chúa Thiều Dung đã lập trang trại ở khu vực phường Gia Sàng ngày nay. Bà đã có cơng giúp nhân dân nơi đây trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt vải và phát triển nông nghiệp. Khi mất, tháng 5 năm 1155 bà được phong làm Thánh Mẫu và được dựng đền thờ.
Đền có từ thời xa xưa, thời nhà Lê đã có sắc phong. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp bị tiêu thổ, sau đó được dựng lại. Tại đền cịn lưu giữ một số hiện vật quý như: một bia đá mang tên Túc Duyên điện hậu bi (bài ký ghi việc mua hậu điền Túc Duyên), dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943), nội dung ca ngợi cảnh đẹp của di tích và cơng đức của các chức sắc ở địa phương lúc bấy giờ và hai sắc phong cho Công chúa Thiều Dung, một sắc của nhà Lê niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), một sắc của nhà Nguyễn niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924). Trước cửa đền hiện còn một cây đa cổ thụ tạo nên cảnh đẹp của di tích. Lễ chính của đền vào 18 tháng 8 âm lịch: Lễ thánh Mẫu bản đền.
Đền Túc Dun là một trong những cơng trình văn hóa tín ngưỡng được nhân dân xây dựng từ đời nào không rõ, không cịn văn bản về thời gian chính
xác xây dựng ngơi đền. Truyền thuyết kể lại bên cạnh ngôi đền thờ Thiều Dung công chúa, có một ngơi đình thờ một vị là Cao Sơn Quý Minh. Sau này các văn bản văn hóa, lịch sử xác nhận đền Túc Dun thờ cơng chúa Thiều Dung, đình Túc Duyên thờ vị tướng Dương Tự Minh, là nơi linh thiêng để nhân dân hướng về cảm tạ.
Lễ hội đền Túc Duyên được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng hàng năm chủ yếu các nghi lễ dâng hương cổ truyền. Người dân khắp nơi đổ về tỏ lịng thành kính. Phạm vi lễ hội gói gọn trong khn viên đền, không mở rộng ra các khu vực khác.
Cũng theo lời kể của cụ Bùi Văn Khang nay đã 80 tuổi, là người ở cạnh đền từ năm 1950, hiện nay cũng trực tiếp chăm nom, cai quản nơi đây kể lại. Ngày trước, đền thường mở hội lớn, có rước kiệu quanh địa phương và làm lễ, cũng có những câu chuyện truyền miệng lại rằng đền Túc Duyên và đền Xương Rồng có mối liên quan gần gũi với nhau và được gọi là “Đền chị - Đền em”, tuy nhiên khơng có văn bản nào xác thực thơng tin này. Bên cạnh đó, trước đây trong hội lễ thường có phần rước kiệu lên khu vực đền Xương Rồng rồi vòng về nhưng bây giờ khơng cịn nữa.
Dù lễ hội và những nghi lễ truyền thống được tổ chức theo hình thức nào đi chăng nữa thì nhân dân địa phương vẫn ln một lịng nhớ về những người anh hùng, những con người đã vì dân vì nước. Họ là những đức cao, thánh mẫu góp phần tạo nên cuộc sống ấm no như ngày hôm nay.
3.1.3. Truyền thuyết về Đội Cấn với lễ hội Đền Đội Cấn
Đền thờ nằm trên đồi lịch sử Đội Cấn tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, thuộc phố Phủ Liễn - Phường Hoàng Văn Thụ - thành phố Thái Nguyên. Đây là ngôi đền được nhân dân dựng lên để tưởng nhớ đến những sự kiện huy hồng trong lịch sử cách mạng.
Ngơi đền Đội Cấn Thái Nguyên được nhân dân dựng lên từ Cách mạng tháng tám thờ lãnh tụ Đội Cấn và nghĩa quân của ông. Ngôi đền chủ yếu là thờ những anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, nghĩa quân những người yêu nước trong thời kỳ đó.
Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt (1881-1919). Ông sinh tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi ra ứng mộ lính tập ở Vĩnh Yên, từ năm 1910 Đội Cấn đóng ở Thái Nguyên. Đội Cấn được Lương Ngọc Quyến giác ngộ làm quân sư, kết bạn tâm phúc chung trí lớn giết giặc cứu nước. Đêm 30 rạng sáng ngày 31/8/1917, Đội Cấn lãnh đạo binh lính Thái Nguyên khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Nghĩa quân làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên với khẩu hiệu "Nam binh phục quốc" chủ tướng Trịnh Văn Cấn cùng quân sỹ dương cao cờ ngũ tinh, nền vàng sao đỏ, phái hịch tuyên bố "Thái Nguyên độc lập" và đặt quốc hiệu là Đại Hùng, công bố cương lĩnh đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập tự do cho đất nước.
Đây cũng được coi là cuộc khởi nghĩa đầu tiên mà chống thực dân Pháp và chiếm được tỉnh lỵ, làm vang dội cả Việt Nam, cũng như làm khơi lên tình yêu nước nồng nàn trong dân tộc của người dân. Khởi nghĩa Thái Nguyên đã gắn liền với tên tuổi của Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến đã thực sự là những vị anh hùng của dân tộc và chính như vậy, tại nơi đây nhân dân đã dựng lên ngôi đền để ghi nhớ đến người anh hùng của dân tộc Đội Cấn.
Với sự tích của đền thờ ơng Đội Cấn Thái Ngun hay sự tích ơng lang sử Đội Cấn thì đây cũng là nơi mọi người tới nay đến dâng hương, thể hiện tình yêu nước và những lòng thành, ghi nhớ tới người anh hùng. Không những thế, những ngày lễ dâng hương để cầu mong sự bình n, hịa bình, ấm no cho cả dân tộc mà những người anh hùng đã hy sinh trên mảnh đất này.
Trong đền miếu trắng Đội Cấn có khơng gian thống đãng, n tĩnh và ngơi đền ba gian giống như những ngôi đền khác, bao quanh đền là khung cảnh êm ả, thanh bình. Trước ngơi đền Đội Cấn Thái Ngun trong kháng chiến chống
Pháp thì đã bị san phẳng, nhân dân đã phải xây dựng lại để ghi nhớ lịch sử. Cho đến năm 2002 đã được trùng tu, xây sửa lại và đến nay phía trước đền cịn có bức tượng đá lưu lại những người ghi công, lịch sử của ngôi đền.
Ở trong quần thể ngôi đền hiện nay, đã có thêm đài tưởng niệm ghi danh, nhớ đến những anh hùng liệt sĩ ở Thái Nguyên. Cũng là trong một cơng trình nằm tâm linh, linh thiêng thờ những anh hùng cách mạng. Và nơi đây trở thành một điểm thăm quan hấp dẫn du khách ngay từ khi đặt chân đến với Thái Nguyên.
Đền không tổ chức những lễ hội lớn riêng mà thường chung hoạt động văn hóa, lịch sử cùng với khu đài tưởng niệm trung tâm thành phố. Đền chỉ mở cửa vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng. Đây là cơ hội để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn đến anh hùng Đội Cấn có cơng đánh đuổi giặc Pháp cho q hương.
3.1.4. Truyền thuyết về Bà Chúa bản tỉnh và Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn với lễ hội Đền Cột Cờ
Theo dấu tích lịch sử từ thế kỷ thứ XVI, sau khi mất thành Thăng Long, tàn dư của nhà Mạc chạy lên các tỉnh phía Bắc, để tập kết luyện quân chống lại tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Vào thời điểm này có một nữ tướng nhà Mạc đã cắm cờ doanh trại tại đây để luyện quân. Khi quân của bà rút đi người dân nơi đây đắp lên ngôi đền nhỏ để thờ vị nữ tướng này, dân gian truyền lại gọi là thờ Bà Chùa bản tỉnh và ngơi đền có tên là Đền Cột Cờ.
Đền Cột Cờ phường Trưng Vương, TP Thái Ngun hiện nay có diện tích gần 300m2. Đền thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Bà Chúa bản tỉnh và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ca ngợi các bậc tiền bối trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hàng năm, Đền có nhiều lễ hội sinh hoạt văn hóa tâm linh giàu bản sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham dự như: Lễ khai xuân vào mồng 6 tháng Giêng, Lễ Sơn Trang vào mồng 10 tháng 2, ngày giỗ tổ Đức Thánh Trần vào ngày 20 tháng 8 hay tiệc bà Chúa bản tỉnh vào 24 tháng 8 âm lịch.
Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 7/7/2014, UBND tỉnh đã ký quyết định và cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử Đền Cột Cờ. Tại buổi lễ, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho Đền Cột Cờ với mong muốn Đền sẽ có những biện pháp tốt hơn nữa để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử này.
Hằng năm, Lễ hội Đền Cột Cờ được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức long trọng, trong đó phần Lễ có báo cáo hoạt động của Ban quản lý di tích trong năm và dâng hương bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có cơng dựng nước. Trong phần Lễ thường có một số nghi lễ như: Cúng phát tấu thỉnh Phật Đại khoa; cúng Thành khao Sơn trang; dâng hương tế lễ; hô thần khai quang an vị… Phần hội có múa lân, hát múa văn nghệ và diễn sướng hầu đồng của người dân trong vùng.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ và lễ hội rất phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái độc đáo có thể phân biệt với các tín ngưỡng và tơn giáo khác. Tuy nhiên, tập trung và điển hình nhất vẫn là nghi lễ Hầu đồng và hệ thống lễ hội “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Đền Cột Cờ cũng nằm trong hệ thống tín ngưỡng này nên các hoạt động sinh hóa tín ngưỡng cũng được tổ chức như sau:
Lên đồng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ, đây là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tam phủ, Tứ phủ vào thân xác của các ông đồng, bà đồng là sự tái hiện lại hình ảnh của các vị thánh, nhằm phán truyền, ban phước lộc cho các tín đồ đạo Mẫu. Lên đồng thường diễn ra vào nhiều dịp trong một năm. Với những thầy Đồng đền, trong một năm có lẽ lễ hầu xơng đền (sau lễ giao thừa năm mới), lễ hầu Thượng Nguyên (tháng giêng), lễ hầu nhập hạ (tháng tư), lễ tán hạ (tháng bảy), lễ tất niên (tháng chạp), lễ Hạp ấn (25 tháng chạp)… Trong các dịp này, hai lần được coi là quan trọng hơn cả là tháng ba giỗ thánh mẫu và tháng tám giỗ cha.
Việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng trong các lễ hầu đồng tùy thuộc vào điều kiện của các Đồng đền nhưng màu sắc của các lễ vật phải phù hợp với các giá đồng.
Đền Cột Cờ cùng với việc tổ chức các nghi lễ hầu đồng cho các đồng đền thì cịn tổ chức các hoạt động lễ hội “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.
Tương truyền ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Đức thánh Trần. Theo quan niệm của dân gian “tháng tám giỗ cha” là nói về ngày giỗ Đức Thánh Trần. Ngày “giỗ cha” là khi Trần Quốc Tuấn qua đời, ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức năm Hưng Long thứ 8, ngày 5 tháng 9 năm 1300). Ông mất tại dinh ở Phủ Đệ Vạn Kiếp, nay là đền thờ Kiếp Bạc thuộc Chí Linh, Hải Dương. Kiếp Bạc cùng với Bảo Lộc (Nam Định - quê hương ơng), nhiều nơi khác trong đó có đền Cột Cờ là nơi tổ chức lễ hội đáp ứng tâm nguyện của nhân dân về chiêm bái và “giỗ cha”.
“Tháng ba giỗ mẹ” - lễ được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch và theo tương truyền đây chính là ngày Thánh mẫu Liễu Hạnh mất. Vào dịp lễ này nhân dân thường cầu yên ấm, gia đình yên vui, nhà nhà hạnh phúc.
Ngồi những ngày lễ chính trên, đền cịn tổ chức các ngày lễ khác như: + Ngày mông 6 tháng Giêng: Lễ khai xuân thu hút đông đảo nhân dân các xã trong vùng đến dâng hương, vui chơi, du xuân, hái lộc…
+ Ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch là lễ Sơn Trang + Ngày mồng 10 tháng 4 là lễ vào hè
Thông qua các dịp lễ hội, người dân càng thêm gắn bó với quê hương, góp phần cố kết cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của phong trào tồn dân xây dựng đời sống văn hóa. Các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng ở đây được chính quyền địa phương quan tâm, diễn ra thường xuyên và đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Chính các hoạt động này liên kết chặt