Truyền thuyết ghi công các vị thần làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 56)

7. Bố cục của luận văn

2.1.3. Truyền thuyết ghi công các vị thần làng

Bên cạnh truyền thuyết về anh hùng và đời sống nhân dân, mảng truyền thuyết ghi công các vị thần làng cũng đóng góp không nhỏ vào sự đa dạng của truyền thuyết địa phương Thái Nguyên.

Truyền thuyết đền Mỏ Bạch kể lại rằng Chầu Bảy Kim Giao hạ sinh vào gia đình dân tộc Mọi ở đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Chầu giáng thế để giúp dân, Chầu là người dạy dân tộc Mọi làm ăn canh tác trồng trọt (có tài liệu nói Chầu chính là người dạy dân trồng cây chè Tuyết). Chầu giúp dân dẹp giặc ngoại xâm trên đất Thái Nguyên (cũng theo kể lại, bà là một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng cùng Chầu Bát đánh giặc, Chầu còn được xây đền thờ ở Tân La - Hưng Yên). Sau khi Chầu về thiên được giao quyền cai quản núi rừng Mỏ Bạch Thái Nguyên. Tương truyền vào những đêm khuya thanh vắng Chầu Bảy hiện hình dạo chơi cùng các Tiên Nàng hội họp, mắc võng Đào giữa rừng núi Kim Giao Mỏ Bạch. Có thể thấy ở bản truyện kể này, dân gian xưa hướng nhiều hơn đến những điều tốt đẹp mà các vị thần có thể giúp và đem đến cho nhân dân. Họ như hiện thân của đấng tối cao ban xuống để chỉ dạy và phát triển đời sống con người. Bắt đầu sinh hoạt từ những việc đơn giản nhất, phải học cách trồng trọt chăn nuôi, cách lao động để tự duy trì cuộc sống của mình. Ngay cạnh dòng sông Cầu nên thơ bây giờ cũng là cả một quá trình đấu tranh và phát triển. Theo truyền thuyết Mẫu Thoải - Bến Than, trước đây quanh khu vực sông Cầu, người dân sống chật vật khó khăn, người dân nhận xét đây là một dòng sông hung hãn, với những con nước cuồn cuộn, thường xuyên dâng nước cuốn trôi người, nhà cửa, gia súc, gia cầm, làm ngập chìm ruộng vườn. Những người dân lên phía thượng nguồn kết bè tre, nứa, gỗ về làm nhà… thường bị dòng nước cuốn lại ở khu vực lượn sống lưng của dòng sông để phá vỡ bè,

cuốn trôi người. Nhiều người đã mất tích hoặc bị chết vì xuôi bè ở khu vực này. Nhất là vào những ngày mưa lũ, tiếng kêu cứu thảm thiết trên sông khiến cho người dân ở đây rất đau lòng. Tất cả những điều ấy, đã khiến họ luôn mong cầu, ước mơ sự bình an cho những người làm ăn, sinh sống bằng nghề sông nước. Rồi đến một ngày, có người ở khu vực đó nửa tỉnh, nửa mơ thấy một người con gái mặc đồ trắng, gương mặt đẹp và phúc hậu đến bảo “Lập đền thờ ta mọi chuyện sẽ yên”. Câu chuyện ấy loang ra và không ai bảo ai, mọi người cùng xúm lại góp công, góp sức, góp của, lập nên Ngôi Đền thờ Mẫu Thoải (Mẹ nước) ở tại nơi đó. Sau một thời gian, sông Cầu chỉ dâng nước vào mùa hạ và êm đềm vào mùa đông, nhiều người bắt đầu làm nghề buôn tre, nứa và sản vật từ rừng về…Năm tháng qua đi, vùng đất này trở lên trù phú, trên bến dưới thuyền, buôn bán phát đạt và ai cũng thế, trước khi đến và đi khỏi vùng đất này đều dâng hương đền Mẫu Thoải cầu mong sự bình yên.

Vậy là “người con gái mặc đồ trắng, gương mặt đẹp và phúc hậu” ấy sạu này người dân nhớ đến và gọi là “Mẹ Nước”. Mẹ xuất hiện mang theo sự trù phú, ấm no, sự phát triển đời sống từ đó đến mãi sau này.

Một trong những giá trị tiêu biểu của truyền thuyết vùng ven sông Cầu nói chung và truyền thuyết ghi công các vị thần làng nói riêng là những ý nghĩa lớn lao về mặt văn hóa, tâm linh. Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng lớn. Văn hóa tâm linh giúp con người cân bằng trong thực tại. Ý thức về tổ tiên, gần hơn là ghi nhớ công ơn của những vị thần làng giúp con người có niềm tin, tạo nên động lực vượt qua cái trần tục đời thường, thúc đẩy tìm tòi vượt qua trạng thái hiện tồn để hướng về phía trước. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa tâm linh của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn thể hiện ở chỗ nó thờ cúng con người hướng tới cái chân - thiện - mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước vọng, tôn thờ.

Mỗi truyền thuyết đều đem đến cho con người những giá trị nội dung sâu sắc về nhiều mặt. Dù ở phương diện nào, yếu tố cốt lõi từ tình cảm của con người vẫn được thể hiện rõ nét nhất. Những minh chứng vô giá của dân tộc không chỉ thể hiện qua từng trang sử hào hùng mà còn là những câu chuyện kể, những chi tiết lưu truyền mãi ngàn năm, để sau này, nhiều thiên niên kỉ nữa chúng ta vẫn luôn tự hào vì những điều thiêng liêng quý giá của đất Việt.

2.2. Giá trị nghệ thuậtcủa truyền thuyết vùng ven sông Cầu

2.2.1. Cốt truyện

Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Cốt truyện là toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể ra, là cái mà người đọc có thể đem kể lại”. Khác với thần thoại - một thể loại cùng thuộc giai đoạn văn học dân gian, cốt truyện chỉ chủ yếu xoay quanh một nhân vật trung tâm thì ở truyền thuyết cốt truyện lại quay quanh nhiều nhân vật hoặc nhiều tuyến nhân vật khác nhau. Chính vì vậy mà cốt truyện của truyền thuyết khá đa dạng và phong phú.

Truyền thuyết vùng ven sông Cầu không phải ngoại lệ, chuỗi sáng tác này cũng mang những nét đặc trưng về cốt truyện của thể loại truyền thuyết nói chung. Đa phần đều gồm ba phần: hoàn cảnh xuất hiện nhân vật chính, sự nghiệp của nhân vật, chung cục thân thế của nhân vật.

Hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật đều kì ảo, “Cô Bé Xương Rồng” được ra đời sau sự gặp gỡ của đôi vợ chồng nghèo và Tiên ông - Thần y trên núi Dược Sơn. Sự xuất hiện kì ảo ấy cũng kéo theo những sự việc đặc biệt phía sau như ngay từ bé đã biết theo mẹ vào rừng hái thuốc và trị được nhiều chứng bệnh nan y mà cha mẹ bé không chữa được. Rồi khi mất đi cũng để lại một cây thuốc quý hiếm chữa được nhiều bệnh nan y cho người dân trong vùng. Cái tên “Xương Rồng” xuyên suốt toàn nội dung truyện như nói lên những nguyện ước của nhân dân dân về sự nhỏ bé nhưng cũng đầy mạnh mẽ, gai góc của con người. Sự nghiệp của nhân vật trong cốt truyện truyền thuyết thường hướng đến những thay

đổi tích cực trong lịch sử, hoặc là những câu chuyện dạy dân, giúp dân ở thời kì đầu xây dựng đất nước. Truyền thuyết Mẫu Thoải - Bến Than kể về cuộc sống quanh vùng ven sông Cầu trước đây rất khó khăn, vất vả vì vốn là dòng sông dữ. Mọi việc thay đổi khi xuất hiện một người con gái mặc đồ trắng, gương mặt đẹp và phúc hậu đến yêu cầu lập đền thờ. Người dân hết lòng tin tưởng, và cũng kể từ đó sông Cầu chỉ dâng nước vào mùa hạ và êm đềm vào mùa đông, nhiều người bắt đầu làm nghề buôn tre, nứa và sản vật từ rừng về… thay đổi rõ rệt cuộc sống người dân, trù phú ấm êm.

Cốt truyện truyền thuyết thể hiện được nội dung phần lớn nhờ yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyện làm cho hành trạng của mỗi nhân vật trở nên kỳ vĩ, nhân vật được sánh ngang thần thánh, tạo nên một cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực, vừa hấp dẫn, vừa giúp cho truyền thuyết trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ chứ không phải là một tài liệu sử học.

2.2.2. Nhân vật

Một nhân vật là một người hoặc đối tượng trong một câu chuyện kể. Nhân vật có thể hoàn toàn hư cấu hoặc dựa trên một người thực, việc thực. Trong văn học, các nhân vật thường được người đọc thông qua các câu chuyện của họ, giúp họ hiểu được cốt truyện và chủ đề cần suy ngẫm. Nghiên cứu về nhân vật đòi hỏi phải phân tích mối quan hệ của nó với tất cả các nhân vật khác trong tác phẩm.

Nhân vật chính trong truyền thuyết là nhân vật lịch sử, là nhân vật được tái tạo. Tác giả dân gian đã hư cấu sáng tạo trên cái nền lịch sử và thường lý tưởng hóa những sự kiện con người mà họ ca ngợi. Thế nhưng nhân vật trong truyền thuyết không thể đảo ngược so với sự thật lịch sử và nhân vật chính có thể là nhân vật trung tâm của một truyện hay chuỗi truyện.

Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừa nhận, noi theo. Vị tướng toàn tài Dương Tự Minh lập nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử, rất nhiều đền thờ ông được lập ra gắn với các truyền thuyết để tỏ lòng kính trọng biết ơn như đền Mỏ Bạch, đền Cột Cờ… Điều đó cũng là một minh chứng để khẳng định rằng nhân vật trong truyền thuyết là những nhân vật lịch sử được tái tạo. Tác giả dân gian đã hư cấu và sáng tạo trên nền lịch sử những con người mà họ ca ngợi ấy. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những nhân vật không được ghi lại nhiều trong truyền thuyết mà chỉ tiêu biểu ở địa phương. Chính tính chất ấy phù hợp với truyền thuyết của từng vùng như truyền thuyết vùng ven sông Cầu được đề cập đến ở đây. “Cô bé Xương Rồng” chỉ được nhắc đến ở truyền thuyết đền Xương Rồng - Phường Phan Đình Phùng; đền Kim Sơn phường Đồng Bẩm ghi nhớ công ơn tài đức của vị chúa bà với truyền thuyết người có công đánh đuổi ngoại xâm; đền Mẫu Thoải - Bến Than với truyền thuyết về “Mẹ Nước” đem lại sự phát triển của vùng… Những nhân vật ấy không được nhắc nhiều trong dòng chảy truyền thuyết dân tộc, nhưng là những con người tiêu biểu của từng địa phương. Ta thấy rằng, cảm quan lịch sử đã chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết. Các nhân vật dù có là hư cấu hay là nhân vật lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác nói chung là có một lý lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại. Tuy nhiên, truyền thuyết được sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ nhân dân. Càng về những giai đoạn lịch sử sau này, các nhân vật truyền thuyết càng gần gũi với hiện thực, ít bị chi phối bởi những yếu tố kì ảo. Ở những thời kì đầu, truyền thuyết mang đến những nhân vật như ông bụt, bà chúa, nàng tiên cứu dân, sau này truyền thuyết giản lược đi nhiều những yếu tố kì ảo, thay vào

đó yếu tố lịch sử nhiều hơn, thường là những nhân vật có thật, những sự việc thật được nhân dân truyền miệng kể lại, thành những câu chuyện lưu truyền.

Nhân vật trong truyền thuyết cũng là một yếu tố không thể thiếu, nhân dân đã mượn những hình ảnh vừa thực, vừa ảo để hình tượng hóa lên những biểu tượng kì vĩ cho sự mong muốn của mình. Đó là những khát vọng phát triển cộng đồng, khát vọng xóa bỏ xâm lược và thay đổi cuộc sống.

2.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật “là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó…. Thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới”. Còn không gian nghệ thuật “là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó, gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan… Ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng”. Như vậy có thể hiểu thời gian (không gian) nghệ thuật là thời gian (không gian) thực ở ngoài đời được đưa vào trong tác phẩm, được tạo nên theo ý đồ của tác giả.

Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén trong một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu để miêu tả đời sống trong tác phẩm.

Trong truyền thuyết thời gian là thời gian quá khứ - xác định. Tuy nhiên xác định không có nghĩa là hoàn toàn chính xác mà nó thể hiện sự ít nhiều ý thức về sự thực của tác giả dân gian. Cho nên truyền thuyết còn được gọi là nghệ thuật nửa tự giác. Không gian truyền thuyết là không gian đời thường, không gian chiến trường và không gian xã hội, đất nước, khác với thần thoại chủ yếu là không gian vũ trụ, không gian thiên nhiên.

Thời gian trong thần thoại là thời quá khứ phiếm định, quá khứ của những sự vật đầu tiên: ngọn lửa đầu tiên, con người đầu tiên…còn thời gian trong truyền thuyết là thời quá khứ xác định. Truyền thuyết kể chuyện đã xảy ra và vào một thời kì nhất định như truyền thuyết về Dương Tự Minh nói đến ở thế kỉ XII, truyền thuyết đền Cột Cờ kể lại khoảng thời gian thế kỉ XVI. Truyền thuyết luôn mang tính thời đại. Tuy nhiên, thời gian truyền thuyết ra đời và thời gian lịch sử mà truyền thuyết phản ánh không phải bao giờ cũng đồng nhất.

Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không những vậy, không gian nghệ thuật luôn tồn tại cùng thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó, và không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Đối với mỗi tác phẩm văn học nói chung và truyền thuyết nói riêng sự miêu tả và trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ phương vị (phương hướng, vị trí), để taoh thành “viễn cảnh nghệ thuật”.

Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới nội dung để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời. Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở để mô hình hóa các kiểu tính cách con người. Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở như trong truyền thuyết, cổ tích làm cho ước mơ công lí được thực hiện dễ dàng.

Không gian trong những bản kể truyền thuyết vùng ven sông Cầu là không gian địa phương đất nước. Hầu hết là những sự việc diễn ra tại chính bên cạnh đời sống thực tế của nhân dân. Những không gian đời thường hàng ngày được chính người dân chứng kiến, xây dựng cốt truyện và kể lại. Theo truyền thuyết đền Kim Sơn (phường Đồng Bẩm - trước đây thuộc huyện Đồng Hỷ), xưa có người phụ nữ xã Nam Hòa kêu gọi nhân dân vùng Đồng Hỷ, xứ Thái Nguyên chống lại giặc Cờ Đen từ phương Bắc sang xâm chiếm nước ta. Trong một trận đánh ác liệt với quân giặc dọc tuyến sông Cầu, bà đã hi sinh anh dũng. Chính vì vậy đền thờ bây giờ cũng thuộc khu vực bà đã khởi nghĩa trước đó.

Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)