Truyền thuyết về Đội Cấn với lễ hội Đền Đội Cấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 70 - 72)

7. Bố cục của luận văn

3.1.3. Truyền thuyết về Đội Cấn với lễ hội Đền Đội Cấn

Đền thờ nằm trên đồi lịch sử Đội Cấn tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, thuộc phố Phủ Liễn - Phường Hoàng Văn Thụ - thành phố Thái Nguyên. Đây là ngôi đền được nhân dân dựng lên để tưởng nhớ đến những sự kiện huy hoàng trong lịch sử cách mạng.

Ngôi đền Đội Cấn Thái Nguyên được nhân dân dựng lên từ Cách mạng tháng tám thờ lãnh tụ Đội Cấn và nghĩa quân của ông. Ngôi đền chủ yếu là thờ những anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, nghĩa quân những người yêu nước trong thời kỳ đó.

Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt (1881-1919). Ông sinh tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi ra ứng mộ lính tập ở Vĩnh Yên, từ năm 1910 Đội Cấn đóng ở Thái Nguyên. Đội Cấn được Lương Ngọc Quyến giác ngộ làm quân sư, kết bạn tâm phúc chung trí lớn giết giặc cứu nước. Đêm 30 rạng sáng ngày 31/8/1917, Đội Cấn lãnh đạo binh lính Thái Nguyên khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Nghĩa quân làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên với khẩu hiệu "Nam binh phục quốc" chủ tướng Trịnh Văn Cấn cùng quân sỹ dương cao cờ ngũ tinh, nền vàng sao đỏ, phái hịch tuyên bố "Thái Nguyên độc lập" và đặt quốc hiệu là Đại Hùng, công bố cương lĩnh đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập tự do cho đất nước.

Đây cũng được coi là cuộc khởi nghĩa đầu tiên mà chống thực dân Pháp và chiếm được tỉnh lỵ, làm vang dội cả Việt Nam, cũng như làm khơi lên tình yêu nước nồng nàn trong dân tộc của người dân. Khởi nghĩa Thái Nguyên đã gắn liền với tên tuổi của Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến đã thực sự là những vị anh hùng của dân tộc và chính như vậy, tại nơi đây nhân dân đã dựng lên ngôi đền để ghi nhớ đến người anh hùng của dân tộc Đội Cấn.

Với sự tích của đền thờ ông Đội Cấn Thái Nguyên hay sự tích ông lang sử Đội Cấn thì đây cũng là nơi mọi người tới nay đến dâng hương, thể hiện tình yêu nước và những lòng thành, ghi nhớ tới người anh hùng. Không những thế, những ngày lễ dâng hương để cầu mong sự bình yên, hòa bình, ấm no cho cả dân tộc mà những người anh hùng đã hy sinh trên mảnh đất này.

Trong đền miếu trắng Đội Cấn có không gian thoáng đãng, yên tĩnh và ngôi đền ba gian giống như những ngôi đền khác, bao quanh đền là khung cảnh êm ả, thanh bình. Trước ngôi đền Đội Cấn Thái Nguyên trong kháng chiến chống

Pháp thì đã bị san phẳng, nhân dân đã phải xây dựng lại để ghi nhớ lịch sử. Cho đến năm 2002 đã được trùng tu, xây sửa lại và đến nay phía trước đền còn có bức tượng đá lưu lại những người ghi công, lịch sử của ngôi đền.

Ở trong quần thể ngôi đền hiện nay, đã có thêm đài tưởng niệm ghi danh, nhớ đến những anh hùng liệt sĩ ở Thái Nguyên. Cũng là trong một công trình nằm tâm linh, linh thiêng thờ những anh hùng cách mạng. Và nơi đây trở thành một điểm thăm quan hấp dẫn du khách ngay từ khi đặt chân đến với Thái Nguyên.

Đền không tổ chức những lễ hội lớn riêng mà thường chung hoạt động văn hóa, lịch sử cùng với khu đài tưởng niệm trung tâm thành phố. Đền chỉ mở cửa vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng. Đây là cơ hội để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn đến anh hùng Đội Cấn có công đánh đuổi giặc Pháp cho quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)