Truyền thuyết về Bà Chúa bản tỉnh và Hưng Đạo Vương Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 72)

7. Bố cục của luận văn

3.1.4. Truyền thuyết về Bà Chúa bản tỉnh và Hưng Đạo Vương Trần

Tuấn với lễ hội Đền Cột Cờ

Theo dấu tích lịch sử từ thế kỷ thứ XVI, sau khi mất thành Thăng Long, tàn dư của nhà Mạc chạy lên các tỉnh phía Bắc, để tập kết luyện quân chống lại tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Vào thời điểm này có một nữ tướng nhà Mạc đã cắm cờ doanh trại tại đây để luyện quân. Khi quân của bà rút đi người dân nơi đây đắp lên ngôi đền nhỏ để thờ vị nữ tướng này, dân gian truyền lại gọi là thờ Bà Chùa bản tỉnh và ngôi đền có tên là Đền Cột Cờ.

Đền Cột Cờ phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên hiện nay có diện tích gần 300m2. Đền thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Bà Chúa bản tỉnh và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ca ngợi các bậc tiền bối trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hàng năm, Đền có nhiều lễ hội sinh hoạt văn hóa tâm linh giàu bản sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham dự như: Lễ khai xuân vào mồng 6 tháng Giêng, Lễ Sơn Trang vào mồng 10 tháng 2, ngày giỗ tổ Đức Thánh Trần vào ngày 20 tháng 8 hay tiệc bà Chúa bản tỉnh vào 24 tháng 8 âm lịch.

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 7/7/2014, UBND tỉnh đã ký quyết định và cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử Đền Cột Cờ. Tại buổi lễ, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho Đền Cột Cờ với mong muốn Đền sẽ có những biện pháp tốt hơn nữa để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử này.

Hằng năm, Lễ hội Đền Cột Cờ được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức long trọng, trong đó phần Lễ có báo cáo hoạt động của Ban quản lý di tích trong năm và dâng hương bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Trong phần Lễ thường có một số nghi lễ như: Cúng phát tấu thỉnh Phật Đại khoa; cúng Thành khao Sơn trang; dâng hương tế lễ; hô thần khai quang an vị… Phần hội có múa lân, hát múa văn nghệ và diễn sướng hầu đồng của người dân trong vùng.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ và lễ hội rất phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái độc đáo có thể phân biệt với các tín ngưỡng và tôn giáo khác. Tuy nhiên, tập trung và điển hình nhất vẫn là nghi lễ Hầu đồng và hệ thống lễ hội “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Đền Cột Cờ cũng nằm trong hệ thống tín ngưỡng này nên các hoạt động sinh hóa tín ngưỡng cũng được tổ chức như sau:

Lên đồng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ, đây là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tam phủ, Tứ phủ vào thân xác của các ông đồng, bà đồng là sự tái hiện lại hình ảnh của các vị thánh, nhằm phán truyền, ban phước lộc cho các tín đồ đạo Mẫu. Lên đồng thường diễn ra vào nhiều dịp trong một năm. Với những thầy Đồng đền, trong một năm có lẽ lễ hầu xông đền (sau lễ giao thừa năm mới), lễ hầu Thượng Nguyên (tháng giêng), lễ hầu nhập hạ (tháng tư), lễ tán hạ (tháng bảy), lễ tất niên (tháng chạp), lễ Hạp ấn (25 tháng chạp)… Trong các dịp này, hai lần được coi là quan trọng hơn cả là tháng ba giỗ thánh mẫu và tháng tám giỗ cha.

Việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng trong các lễ hầu đồng tùy thuộc vào điều kiện của các Đồng đền nhưng màu sắc của các lễ vật phải phù hợp với các giá đồng.

Đền Cột Cờ cùng với việc tổ chức các nghi lễ hầu đồng cho các đồng đền thì còn tổ chức các hoạt động lễ hội “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.

Tương truyền ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Đức thánh Trần. Theo quan niệm của dân gian “tháng tám giỗ cha” là nói về ngày giỗ Đức Thánh Trần. Ngày “giỗ cha” là khi Trần Quốc Tuấn qua đời, ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức năm Hưng Long thứ 8, ngày 5 tháng 9 năm 1300). Ông mất tại dinh ở Phủ Đệ Vạn Kiếp, nay là đền thờ Kiếp Bạc thuộc Chí Linh, Hải Dương. Kiếp Bạc cùng với Bảo Lộc (Nam Định - quê hương ông), nhiều nơi khác trong đó có đền Cột Cờ là nơi tổ chức lễ hội đáp ứng tâm nguyện của nhân dân về chiêm bái và “giỗ cha”.

“Tháng ba giỗ mẹ” - lễ được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch và theo tương truyền đây chính là ngày Thánh mẫu Liễu Hạnh mất. Vào dịp lễ này nhân dân thường cầu yên ấm, gia đình yên vui, nhà nhà hạnh phúc.

Ngoài những ngày lễ chính trên, đền còn tổ chức các ngày lễ khác như: + Ngày mông 6 tháng Giêng: Lễ khai xuân thu hút đông đảo nhân dân các xã trong vùng đến dâng hương, vui chơi, du xuân, hái lộc…

+ Ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch là lễ Sơn Trang + Ngày mồng 10 tháng 4 là lễ vào hè

Thông qua các dịp lễ hội, người dân càng thêm gắn bó với quê hương, góp phần cố kết cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng ở đây được chính quyền địa phương quan tâm, diễn ra thường xuyên và đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Chính các hoạt động này liên kết chặt chẽ nhân dân địa phương đồng thời là một hình thức giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho cộng đồng dân cư.

3.2. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu với các lễ hội ghi công các vị thần bảo hộ, che chở cho nhân dân

3.2.1. Truyền thuyết Đền Bến Thanvới lễ hội Mẫu Thoải

Tương truyền rằng: Từ xa xưa, khi sông Cầu mới hình thành là một dòng sông hung hãn, với những con nước cuồn cuộn, thường xuyên dâng nước cuốn trôi người, nhà cửa, gia súc, gia cầm, làm ngập chìm ruộng vườn. Những người dân lên phía thượng nguồn kết bè tre, nứa, gỗ về làm nhà… thường bị dòng nước cuốn lại ở khu vực lượn sống lưng của dòng sông để phá vỡ bè, cuốn trôi người. Nhiều người đã mất tích hoặc bị chết vì xuôi bè ở khu vực này. Nhất là vào những ngày mưa lũ, tiếng kêu cứu thảm thiết trên sông khiến cho người dân ở đây rất đau lòng. Tất cả những điều ấy, đã khiến họ luôn mong cầu, ước mơ sự bình an cho những người làm ăn, sinh sống bằng nghề sông nước.

Rồi đến một ngày, có người ở khu vực đó nửa tỉnh, nửa mơ thấy một người con gái mặc đồ trắng, gương mặt đẹp và phúc hậu đến bảo “Lập đền thờ ta mọi chuyện sẽ yên”. Câu chuyện ấy loang ra và không ai bảo ai, mọi người cùng xúm lại góp công, góp sức, góp của, lập nên Ngôi Đền thờ Mẫu Thoải (Mẹ nước) ở tại nơi đó.

Sau một thời gian, sông Cầu chỉ dâng nước vào mùa hạ và êm đềm vào mùa đông, nhiều người bắt đầu làm nghề buôn tre, nứa và sản vật từ rừng về…

Năm tháng qua đi, vùng đất này trở lên trù phú, trên bến dưới thuyền, buôn bán phát đạt và ai cũng thế, trước khi đến và đi khỏi vùng đất này đều dâng hương đền Mẫu Thoải cầu mong sự bình yên.

Lễ hội đền Mẫu Thoải được tổ chức thời gian như sau + Mồng 9 tháng Giêng: Khai Xuân đền Mẫu Thoải + 20 tháng 2: Lễ tiệc sơn Trang

+ 03 tháng 3: Lễ tiệc Mẫu + 09 tháng 4: Vào hè

+ 25 tháng 4: Lễ tiệc Quan Tuần + 12 tháng 6: Lễ tiệc Cô bơ

+ 24 tháng 6: Lễ tiệc Quan Đệ Tam + 07 tháng 7: Lễ tiệc Quan Hoàng Bảy + 09 tháng 7: Ra hè

+ 20 tháng 8: Lễ tiệc Nhà Trần + 22 tháng 8: Lễ tiệc Vua cha + 09 tháng 9: Lễ tiệc cô Chín + 20 tháng 9: Lễ tiệc Mẫu thượng

+ 10 tháng 10: Lễ tiệc Quan Hoàng Mười + 10 tháng 11: Lễ tiệc Quan giám sát + 09 tháng 12: Lễ tất niên

Tuy nhiên, cũng như nhiều ngôi đền trong khu vực, lễ hội ở đây không tổ chức lớn mà chỉ chủ yếu làm lễ dâng hương theo lễ nghi phong tục truyền thống của đền. Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, đền Bến Than cũng là một địa chỉ được nhân dân quan tâm để bày tỏ lòng biết ơn và giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ sau này.

3.2.2. Truyền thuyết Đền Xương Rồngvới lễ hội Đền Xương Rồng

Đền Xương Rồng, hay còn gọi là Xương Long Tự. Đền tọa lạc tại tổ 33 phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. Đền Xương Rồng là nơi thờ chính của Cô bé Xương Rồng. Vì vậy ngôi đền còn được gọi là Đền Cô Bé Xương Rồng. Đền Xương Rồng còn là nơi thờ Dương Tự Minh (còn gọi là Đức Thánh Đuổm). Đền Xương Long (Xương Rồng) là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng từ lâu đời phối thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Về thuyết phong thủy thì Xương Long Linh Từ tọa lạc trên lưng rùa, đầu hướng về phía mặt trời mọc. Bao bọc đền là một dòng suối trong vắt, uốn lượn. Ta có cảm giác ngôi đền được thần Kim Quy cõng bơi trên sông nước vậy. Khuôn viên của Đền rộng, có nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh tốt, đặc biệt có cây bồ đề đã vài trăm tuổi.

Đền Xương Rồng là một trong những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở vùng ven sông Cầu. Là nơi tập trung rất nhiều du khách bốn phương về lễ phật. Các ngày lễ lớn trong năm tại đền Xương Rồng có thể nhắc tới:

+ Ngày 04 tháng Giêng: Khai Xuân + Ngày 15 tháng Giêng: Thượng Nguyên + Ngày 09 tháng 2: Sơn Trang

+ Ngày 03 tháng 3: Tiệc Mẫu + Ngày 01 tháng 4: Vào hè

+ Ngày 25 tháng 5: Tiệc Quan lớn Tuần + Ngày 12 tháng 6: Tiệc cô bé Bản Đền

+ Ngày 24 tháng 6: Tiệc quan lớn Đệ Tam + Ra Hè + Ngày 17 tháng 7: Tiệc ông Hoàng Bẩy

+ Ngày 20 tháng 8: Lễ hội Đức Thánh Trần + Ngày 9 tháng 9: Tiệc Cửu Trùng (cô Chín) + Ngày 10 tháng 10: Tiệc ông Hoàng Mười + Ngày 15 tháng Chạp: Tất niên

Mỗi khi xuân về, nhân dân khắp nơi nô nức tới đền lễ tạ, cầu xin quốc thái dân an, gia đình thịnh vượng. Lễ hội chính của đền thường tổ chức vào 20 tháng 8 (AL) hàng năm. Trước đây đền tổ chức lễ hội rước long trong quanh khu vực, những năm gần đây hoạt động rước lễ không còn nữa. Nhà đền tập trung hơn vào tổ chức tại đền, các hoạt động cho khách nhu cầu cá nhân.

3.2.3. Truyền thuyết Đền Kim Sơn (Gốc Sấu)với lễ hội đền Kim Sơn

Đền Kim Sơn có tên tự là Kim Sơn từ, cổng đề có cây sấu cổ thụ nên người dân thường gọi là Đền Gốc Sấu. Đền Kim Sơn (Gốc Sấu) là một quần thể di tích sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên.

Đền Kim Sơn thuộc xóm Đồng Bẩm, xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (nay là tổ dân phố Đồng Bẩm, phường Đồng Bẩm, thành phố

Thái Nguyên). Từ đường tròn thành phố Thái Nguyên theo đường quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn) 1500m tới phường Đồng Bẩm, rẽ trái theo đường ô tô đi 200m qua đầu Xưởng Gỗ Tháng 8 sẽ tới di tích.

Đền Kim Sơn quay mặt về hướng Tây Bắc, nằm dưới chân đồi Kim Sơn, tọa lạc trên dải đất có địa thế đẹp trên bến, dưới thuyền có con sông Cầu thơ mộng chảy qua thuận lợi cho việc nhân dân sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, tổ chức lễ hội.

Di tích đền Kim Sơn (đền Gốc Sấu) được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX. Đền nằm ngay bên bờ sông Cầu, phong cảnh hữu tình, là một trong những di tích thắng cảnh đầy tiềm năng thu hút khách du lịch của phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên.

Theo truyền thuyết và các sự kiện lịch sử, cũng như lời kể nhân chứng thì đền Kim Sơn thờ Chúa Bà Chầu Đệ Nhị người xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Bà có công lớn trong việc kêu gọi nhân dân vùng Đồng Hỷ, xứ Thái Nguyên chống lại giặc Cờ Đen từ phương Bắc sang xâm chiếm nước ta. Trong một trận đánh ác liệt với quân giặc dọc tuyến sông Cầu, bà đã hi sinh anh dũng. Để tưởng nhớ người nữ anh hùng có công lao to lớn với đất nước, nhân dân đã lập đề thờ bà (Chúa Bà Chầu Đệ Nhị) cho đến ngày nay.

Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc 1941-1944, đền Kim Sơn là nơi họp và dấu cất lương thực, quân trang cho du kích và cứu quốc quân. Đây còn là nơi qua lại hội họp của bán bộ xứ ủy Bắc Kỳ và cán bộ, đội viên Cứu quốc quân II như các đồng chí Hoàng Quốc Việt Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng, Chu Văn Tấn, Chu Quốc Hưng…

Năm 1994, chính quyền địa phương cùng nhân dân xã Đồng Bẩm (nay là phường Đồng Bẩm) đóng góp tiền của, công sức, nguyên vật liệu để tôn tạo, xây dựng lại một số hạng mục ngôi đình và đền Kim Sơn.

Đền nằm quay mặt hướng Tây Bắc, phía trước là những rặng tre làng tốt tươi và con sông Cầu chảy quanh. Từ cổng Tam quan vào ta thấy không gian xanh với nhiều loại cây lâu năm rợp bóng mát rượi, khuôn viên cây cảnh trang nhã tạo cho ngôi đền một cảnh quan tĩnh mịch, cổ kính gợi sự linh thiêng.

Nơi đây từng bị thiêu đổ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo lời kể của các nhân chứng thì trước đây ngôi đền là một nhà lợp cỏ gianh thiết kế theo kiểu nhà sàn, có 4 cột bằng gỗ to được kê trên sàn đất, xung quanh ghép ván, trong là bệ thờ đặt bát hương… Sau khi phục dựng, tôn tạo lại theo kiểu cũ nhưng bốn cột được chôn vững chắc, bệ thờ được thay bằng sàn ván. Lần tu sửa gần đây nhất vào năm 1994 được nhân dân trong vùng đóng góp công sức, tiền của xây dựng lại ngôi đền khang trang và rộng rãi hơn nhưng vẫn còn giữ được một số hạng mục nguyên gốc.

Ngôi đền được xây dựng theo kiểu chữ đinh (J), rộng khoảng 50m2, ở trên là một khu đất rộng bên bờ sông Cầu, xung quanh là cánh đồng và xóm làng bao bọc… Cảnh quan, khuôn viên đẹp. Cây sấu cổ thụ - điểm nổi bật nơi đây nằm ở khu vực giữa đền, rồi đến nơi thờ Mẫu Bán Thiên, kế tiếp là Mẫu Cửu Trùng Thiên lầu Bát Bộ Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu. Bên trái là gian phòng để cụ Từ sinh hoạt và đón tiếp khách.

Cổng Tam quan rang trí đẹp, phía ngoài đắp nổi tên “Kim Sơn Từ” bằng chữ hán nôm, hai bên tả, hữu có câu đối:

Thiên thu quảng đại môn từ hàm nghiêm cứu thế độ dân Vạn cổ anh linh tiên Chúa Thượng Ngàn gia phong chí dung

(Nghìn năm nay cửa đền đã cứu dân độ thế khắp mọi nơi Ngàn vạn năm đã có dấu tích Bà Chúa Thượng Ngàn

giỏi việc nước đảm việc nhà)

Ngôi đền được tu bổ kiến trúc chia làm ba gian:

Phần hậu cung thờ ba bức tượng phật, chính giữa là tượng Chúa Bà (Chầu Đệ Nhị), hai bên là Cô Quỳnh, Cô Quế (người hầu cho Chúa Bà). Ra phía ngoài, phần trên là bức đại tự với câu đối hai bên.

Trong ban thờ, ở vị trí cao và trang trọng nhất là tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Phía dưới thờ Tam tòa thánh mẫu (Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam), kế dưới là tượng Đức vua cha Ngọc Hoàng, hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu. Dưới cùng là bàn thờ Hạ Ban (Thờ Ngũ Hổ).

Gian bên trái ban thờ chính thờ tứ phủ ông hoàng: Ông Hoàng Mười, Hoàng Bơ, Hoàng Bảy.

Gian bên phải thờ đức thánh Trần Hưng Đạo là một trong Tứ bất tử của dân tộc ta.

Phía trên đền được bài trí nhiều Long Vải cùng một số Nón chầu và hai con xà tinh chấn thủ hai bên tả hữu tạo cho ngôi đền thêm sống động và linh thiêng.

Đền Kim Sơn từng được vua của một số triều đại phong kiến ban sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng ven sông cầu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)