Kết quả, nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 133)

8. Bố cục luận văn

2.4.3. Kết quả, nhận xét

Sau thời gian thực nghiệm dạy học chủ đề Khuynh hướng cứu nước mới, học viên cho HS ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra, kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra cuối giờ

Trường Lớp Sĩ số Điểm TBT 4 5 6 7 8 9 10 THPT Phổ Yên Thực nghiệm 45 0 1 4 12 22 5 1 Đối chứng 43 1 3 7 15 15 2 0

Biểu đồ 2.1. So sánh điểm chủ đề giữa các lớp

Qua quá trình thực nghiệm học viên nhận thấy:

Về chất lượng bài kiểm tra của học sinh: Ở lớp thực nghiệm, học sinh có điểm trung bình cao hơn tất cả các bài kiểm tra của lớp đối chứng. Điểm trung bình qua hai bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 7.64, trong khi đó lớp đối chứng là 7.14. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng. Số học sinh đạt điểm dưới 5 ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng.

Học viên cũng tiến hành tìm hiểu ý kiến, đánh giá của HS về buổi học.

0 5 10 15 20 25 4 5 6 7 8 9 10 0 1 4 12 22 5 1 1 3 7 15 15 2 0 Thực nghiệm Đối chứng

Đối với lớp thực nghiệm hơn 90% HS cảm thấy thích thú với các chủ đề dạy học, 85% HS hiểu bài, cảm thấy thích thú và tự tin khi thể hiện quan điểm của mình trước những vấn đề học tập. Hơn 90% học sinh mong muốn có thêm nhiều chủ đề dạy học trong chương trình học. Em N.T.T cho biết: “Em rất thích thú với giờ học theo chủ đề mà cô giáo dạy. Thông qua các chủ đề này, em thấy lịch sử vô cùng thú vị, nó không đơn thuần là các sự kiện hay con số nữa. Em mong muốn các thầy cô phát huy nhiều hơn nữa việc giảng dạy lịch sử như vậy”.

Đối với lớp đối chứng: Hơn 70% HS cho rằng nên giảm lí thuyết mà thay vào đó là các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế, có đến hơn 40% HS không có hứng thú học tập theo kiểu truyền thống. Em T.H.T cho biết: “Em cảm thấy môn học này vô cùng khô khan. GV yêu cầu chúng em nhớ mốc thời gian ngày tháng. Việc học lịch sử đối với em rất khó khăn vì em không thể nhớ hết các sự kiện lịch sử hay ngày tháng năm diễn ra các sự kiện đó

Phương pháp dạy học của GV cũng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của các em. So sánh kết quả học lực giữa lớp thực nghiệm dạy học chủ đề và lớp đối chứng, học viên nhận thấy có sự khác biệt trong kết quả học lực của các em:

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả học lực

Lớp Sĩ số

Xếp loại học lực

Yếu Trung bình Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL %

Thực nghiệm 45 0 0 5 11,1 12 26,6 28 62,3

Đối chứng 43 1 2,3 10 23,2 15 34,9 17 39,6

Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 2.2. So sánh học lực học sinh các lớp

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Như vậy, cùng một người dạy và nội dung học, ở các lớp đối chứng không khí học tập có phần kém sôi nổi hơn ở các lớp thực nghiệm, ở các lớp đối chứng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, kém hiệu quả. Ở các lớp thực nghiệm học sinh hăng hái phát biểu, thảo luận, tranh luận xây dựng bài và trình bày ý kiến của mình. Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt ở các lớp thực nghiệm là 88,9% trong khi đó con số này ở lớp đối chứng là 74,4%. Tỉ lệ học sinh đạt học lực yếu, trung bình giảm ở các lớp thực nghiệm 11,1% so với 25,6% ở lớp đối chứng.

Kết quả từ điểm số của các bài kiểm tra trong quá trình thực nghiệm cho thấy dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử có ý nghĩa rất lớn, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đồng thời, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chủ đề còn tạo ra không khí hứng thú, sôi nổi trong giờ học và học sinh có sự quan sát, suy nghĩ, hoạt động nhiều hơn để khám phá kiến thức bài học. Tiến hành các chủ đề dạy học thường xuyên sẽ hình thành và phát triển ở học sinh nhiều năng lực cần thiết trong cuộc sống sau này. Như vậy, quá trình thực nghiệm được tổ chức thành công theo đúng kế hoạch và mục đích đã đề ra. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tiến hành các chủ đề dạy học Lịch sử 11 là phù hợp và mang tính khả thi. Đây là cơ sở để tiến hành xây dựng các chủ đề dạy học lịch sử Việt Nam trong chương trình Lịch sử 11 ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

0 11.1 26.6 62.3 Yếu Trung bình Khá Giỏi 2.3 23.2 34.9 39.6 Yếu Trung bình Khá Giỏi

Tiểu kết chương 2

Việc xây dựng các chủ đề dạy học Lịch sử nói chung và DHLS Việt Nam lớp 11 nói riêng là rất cần thiết, phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại, nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đáp ứng tốt nhất mục tiêu dạy và học, hình thành và phát triển đa dạng năng lực cho người học. Qua đó, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Chứng minh điều này, trên cơ sở vị trí, mục tiêu và nội dung LSVN lớp 11, học viên đã đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề. Các biện pháp này cần tuân thủ theo một số nguyên tắc như: đảm bảo sự phù hợp giữa mục tiêu của chủ đề với nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Có tính thực tiễn khi tổ chức các hoạt động học tập; tăng cường hoạt động trải nghiệm cho HS; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ của học sinh. Đây chính là căn cứ quan trọng để học viên đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề. Trên cơ sở đó, học viên đưa ra 3 nhóm biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề LS Việt Nam lớp 11: nhóm biện pháp chuẩn bị kế hoạch dạy học theo chủ đề; nhóm biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề bài học nội khóa; nhóm biện pháp dạy học chủ đề lịch sử trong hoạt động ngoại khóa.

Học viên đã tiến hành thực nghiệm sư phạm vận dụng một số PPDH để tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử Việt Nam lớp 11 ở trường THPT Phổ Yên. Kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với đặc trưng DHLS cũng như tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh THPT.

Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra, bước đầu khẳng định các biện pháp đưa ra trong luận văn là khả thi. Những biện pháp được xây dựng, đề xuất trong luận văn có thể áp dụng rộng rãi cho việc tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử ở các trường THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

Dạy học theo chủ đề là phương thức tiếp cận nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Trong môn lịch sử, việc dạy học theo chủ đề góp phần giúp cho người học hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; chuẩn bị cho những công dân tương lai hiểu rõ hơn về thế giới mà họ đang sống, sự kết nối, tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh; truyền cảm hứng cho người học khám phá bản thân, các vấn đề của đất nước, của khu vực và thế giới có liên quan trực tiếp đến cuộc sống; giúp học sinh hiểu biết, có tư duy phản biện và sáng tạo.

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ và quá trình thực nghiệm đề tài, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề quan trọng:

Tổng quan được những nội dung liên quan đến dạy học theo chủ đề nói chung và trong môn lịch sử 11 nói riêng; những lý luận cơ bản của các học giả trên thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực dạy học chủ đề cũng như trong dạy học Lịch sử là cơ sở quan trọng trong việc xác định, lựa chọn chủ đề và tổ chức DH chủ đề là một xu thế của DH hiện đại, là hướng đi đúng đắn, phù hợp với đặc

điểm nhận thức và phát triển trí tuệ, đặc điểm tâm sinh lý của HS. Từ những lý luận đó, không chỉ trang bị cơ sở lý luận cho GV bộ môn mà còn là định hướng để GV xác định, lựa chọn các biện pháp xây dựng và tổ chức DH chủ đề lịch sử bậc THPT.

Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông 2018, học viên đã tiến hành xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch dạy học và đề xuất các biện pháp tổ chức DH chủ đề được thực hiện trên cơ sở vận dụng kế thừa các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, một số kiến thức lịch sử vào quá trình giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trên cơ sở định hướng nội dung theo mục tiêu đổi mới toàn diện, đề tài đã xác định được các chủ đề dạy học có khả năng xây dựng cụ thể cho một số bài học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11.

Để tổ chức hiệu quả việc dạy học theo chủ đề, học viên cũng nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và lựa chọn biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề Lịch sử. Khi thực hiện nhiệm vụ này cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc: (i) đảm bảo sự phù hợp giữa mục tiêu của chủ đề với nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; (ii) phải đảm bảo tính thực tiễn khi tổ chức các hoạt động học tập; (iii) phải bảo đảm tăng cường hoạt động trải nghiệm cho HS; (iv) phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ của học sinh

Căn cứ vào các nguyên tắc đó học viên đề xuất 2 nhóm biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11: nhóm biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề và nhóm biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề bài học nội khóa và trong hoạt động ngoại khóa. Các nhóm biện pháp này là cơ sở để học viên tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Phổ Yên.

Kết quả tiến hành dạy học thực nghiệm dạy học theo chủ đề lịch sử đã được tiến hành ở trường THPT Phổ Yên trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả đã chỉ rõ chất lượng học tập của học sinh nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Những biểu hiện cụ thể như thái độ học tập, khả năng ghi nhớ kiến thức, các kỹ năng môn học, vận dụng kiến thức, điểm số học sinh ở

nhóm lớp thực nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng. Điều này, khẳng định tính hợp lý và khả thi các biện pháp sư phạm của tác giả, phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, học viên mạnh dạn đưa ra có một số khuyến nghị sau:

Đối với các cấp quản lý giáo dục, việc dạy học theo chủ đề chính là sự kết hợp giữa mô hình dạy học theo bài học đã được định sẵn trong SGK và chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Thông qua DH chủ đề HS có cơ hội để trải nghiệm, tự nghiên cứu kết nối các kiến thức, vận dụng kỹ năng một cách linh hoạt để giải quyết các tình huống học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, học viên mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác tập huấn về chuyên môn cho GV phổ thông.

Đối với nhà trường nơi học viên công tác, các nhà quản lý cần triển khai việc xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục phổ thông của nhà trường, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, hỗ trợ các tổ nhóm chuyên môn thực hiện việc xây dựng chương trình trường học. Đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí và động viên về tinh thần đối với giáo viên trong việc thực hiện áp dụng đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.

Đối với giáo viên giảng dạy môn học lịch sử như học viên, cần tích cực thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nói chung và dạy học theo chủ đề lịch sử nói riêng nhằm phát huy tính cực chủ động, sáng tạo và rèn tính tự học của học sinh. Đồng thời cần tham gia tập huấn đầy đủ và chất lượng các buổi huấn, sinh hoạt chuyên môn do trường và các cấp quản lý tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2016), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục Nhật Bản (1947), Hướng dẫn học tập môn xã hội, Nguyễn

Quốc Vương (dịch), Nguyễn Lương Hải Khôi (hiệu đính), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỉ yếu hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THPT xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dạy học tích hợp liên môn Lĩnh vực Khoa học xã hội, Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên THPT, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT, NXB ĐHSP, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Kỉ yếu hội nghị Tổng kết chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Tài liệu tập huấn giáo viên về phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, (Tài liệu tập huấn giáo viên)

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)