Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 31)

8. Bố cục luận văn

1.1.4. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

Hiện nay, trước yêu cầu phát triển của nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm giáo dục của các nước phát triển, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng đến vấn đề đổi mới giáo dục. Trong đó, đổi mới phương pháp DH nói chung và trong môn LS cũng là một phần của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Việc này dựa trên cơ sở nội dung, chương trình môn học, sách giáo khoa, tài liệu, điều kiện học tập và trình độ nhận thức của người học. Việc đổi mới phương pháp DH nói chung và trong môn LS nói riêng được thể hiện rõ trong các văn kiện, tài liệu của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993 đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu” [13, tr.3].

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến

khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [14].

Trong Báo cáo Chính trị của BCHTW Đảng lần thứ XI vẫn tiếp tục khẳng định “…chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, đổi mới chậm…” Nghị quyết Đại hội Đảng lần này đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, đây là một nhiệm vụ hết sức lớn lao cho toàn ngành giáo dục [24].

Điều 5, khoản 2 Luật Giáo dục 2005 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [37].

Như vậy, muốn đổi mới giáo dục trước hết phải khắc phục tư tưởng coi giáo dục chỉ nằm trong phạm vi cách mạng tư tưởng - văn hóa. Sự đổi mới tư duy về giáo dục được quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới giáo dục ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)